Thứ 2, 14/10/2024 - 21:30

Chương 41: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou (tiếp theo)

16:37 | 30/07/2019

Pari-Banou càng phấn khởi vì những tình cảm của hoàng tử, không còn nghi ngờ việc chàng vội vã về thăm cha là một lý do đặc biệt để chối bỏ lòng tin chàng đã hứa. Nàng nói:

– Hoàng tử, chàng cứ đi khi nào chàng muốn nhưng trước hết, đừng phiền lòng vì vài lời thiếp dặn chàng về chuyến đi. Đầu tiên thiếp nghĩ chưa đến lúc nói với vua cha về cuộc hôn nhân của chúng ta, về sự khác thường của thiếp và chỗ chàng ở từ khi xa Người. Mong chàng chỉ nói được sung sướng, không mong muốn gì hơn và lý do duy nhất trở về là để Người khỏi lo lắng về số phận của chàng.

Để cùng đi, nàng cho hai mươi kỵ sĩ trang bị tất hộ tống chàng. Khi mọi việc đã sẵn sàng, hoàng tử Ahmed ôm hôn từ biệt nàng tiên, nhắc lại lời hứa sẽ mau chóng trở lại. Người ta dắt con ngựa nàng đã cho chuẩn bị sẵn cho chàng; ngoài việc trang bị yên cương sang trọng, con ngựa cũng đẹp và đắt giá nhất so với bất cứ con ngựa nào trong chuồng của nhà vua. Chàng duyên dáng lên ngự a trước sự rất vui về của nàng tiên và ra đi sau khi chào từ biệt lần cuối.

Đường về hoàng cung không xa, hoàng tử không phải đi lâu. Vào đến kinh thành, dân chúng vui mừng gặp lại chàng, hoan nghênh nhiệt liệt, phần lớn bỏ công việc tụ tập thành đám đông hộ tống chàng về đến cung vua. Nhà vua rất vui mừng ôm hôn chàng, tuy hơi than phiền về nỗi buồn vắng mặt chàng lâu ngày. Ngài nói thêm:

– Sự vắng mặt càng làm ta đau lòng sau sự thiệt thòi của con về lợi thế của hoàng tử Ali, anh con, ta sợ con có một hành động tuyệt vọng nào đấy.

– Thưa phụ hoàng, Người cho rằng sau khi mất Nourounnlhar đối tượng mong mỏi độc nhất của con, con có thể chứng kiến hạnh phúc của Ali anh con sao? Nếu con có thể lì lợm như thế, ở triều đình, trong thành phố và cả bệ hạ nữa sẽ nghĩ về mối tình của con như thế nào? Tình yêu là một sự say mê người ta không rời bỏ được dù muốn; nó chế ngự, làm chủ và không để người tình có lý trí. Bệ hạ biết khi bắn mũi tên, một điều kỳ lạ đã xảy ra với con tuy bãi đua ngựa rộng rãi và bằng phẳng đến thế mà không tìm được mũi tên làm con mất đi lý do về sự công bằng đối với con và các anh. Thất bại trong số phận nhưng con không mất thì giờ phàn nàn vô ích. Để thoả mãn nỗi băn khoăn về mũi tên phiêu lưu đó, con lén mọi người một mình trở lại chỗ cũ tìm nó. Kiếm mãi quanh quẩn chỗ nhặt được tên của các anh không được con đi mãi gần như theo đường thẳng, hình dung ra nơi mũi tên có thể rơi. Đã đi hơn một dặm, mắt vẫn nhìn các bên, thỉnh thoảng con lại quay lại tìm một vật gì đó như mũi tên, rồi lại suy nghĩ nó không thể bắn ra xa như vậy. Con dừng lại tự nhủ có mất trí không khi cho rằng mình đủ sức bắn một mũi tên đi xa đến thế khi mà không một anh hùng thời cổ nào và những người nổi tiếng về sức mạnh đương thời cũng chưa bao giờ vươn tới. Con ngẫm nghĩ như thế và suýt bỏ việc mình đang làm nhưng rồi con cảm thấy bị lôi kéo đi dù không muốn. Con đi đến bốn dặm tới cuối bãi bằng có những tảng núi đá thì thấy mũi tên con bắn nhưng cả chỗ rơi lẫn thời gian đều không hợp lý. Như vậy thay vì nghĩ bệ hạ bất công đối với con khi tuyên bố công chúa thuộc về hoàng tử Ali, con cho rằng việc xảy ra đối với con là một điều bí mật có lợi cho con, con cần phải làm sáng tỏ và con đã biết rõ bí mật đó không quá xa chỗ ấy. Nhưng đây lại là một bí mật khác mà con khẩn cầu bệ hạ đừng cho con là xấu vì con không nói ra, chỉ xin Người bằng lòng được biết con sung sướng và thoả mãn với hạnh phúc của mình. Sống giữa niềm hạnh phúc đó chỉ một điều làm con băn khoăn là lo bệ hạ không yên tâm về số phận của con từ khi con mất tích, xa triều đình. Con thấy con có nhiệm vụ phải về để bây giờ yên lòng. Đây là mục đích đưa con về. Ân huệ độc nhất con xin Người ban cho là thỉnh thoảng cho con trở về tôn kính Người và biết tình hình sức khoẻ của Người.

– Con trai ta – Nhà vua nói – ta không thể từ chối lời cầu xin của con, ta những muốn con quyết định ở lại bên ta thì hơn. Ít nhất con cho ta biết hỏi tin tức về con ở chỗ nào những lúc con không đến được hoặc khi cần phải có mặt con.

– Thưa phụ hoàng – Hoàng tử Ahmed lại nói – điều Người hỏi là một phần trong điều bi1 mật con đã nói. Con khẩn cầu Người cũng cho con im lặng về điểm ấy, con sẽ trở về luôn, thà bất chợt còn hơn để Người trách con lơ là khi con cần có mặt.

Vua Ấn Độ không ép hoàng tử về việc ấy nữa. Ông nói:

– Con trai, ta không muốn đi sâu hơn về điều bí mật của con, để con hoàn toàn làm chủ mình. Con về đây đã đưa lại cho ta một niềm vui lớn đã tê lâu không cảm nhận được. Con sẽ được hoan nghênh tất cả những lần con có thể đến mà không tổn hại đến công việc hoặc những vui thú của con.

Hoàng tử Ahmed chỉ ở lại triều đình nhà vua ba ngày, ngày thứ tư chàng ra đi sớm và nàng tiên Pari- Banou gặp lại chàng thật vui mừng. Nàng không nghĩ chàng trở lại sớm thế và sự nhanh chóng đó làm nàng tự dằn vặt đã nghi ngờ chàng thiếu chung thuỷ. Nàng không giấu giếm hoàng tử, thú nhận sự yếu đuối của mình và xin lỗi chàng. Hai người càng gắn bó với nhau thắm thiết hơn, người này muốn gì, người kia cũng muốn thế.

Hoàng tử trở lại đã một tháng, nàng tiên Pari-Banou nhận thấy sau khi kể lại chuyến đi, câu chuyện với vua cha và xin phép thỉnh thoảng về thăm, chàng không nói gì về nhà vua nữa. Đoán chắc vì dè chừng đối với nàng nên một hôm nàng bảo chàng:

– Hoàng tử, chàng lãng quên vua cha rồi chăng? Không nhớ lời hứa thỉnh thoảng đến thăm Người ư? Thiếp vẫn nhớ điều chàng kể lại hôm trở lại đây nên nhắc chàng đừng để quá lâu chưa thực hiện lời hứa lần trước.

– Nàng ơi – Hoàng tử Ahmed nói với giọng vui vẻ như nàng tiên – ta không quên lời hứa đâu, thà chịu lời trách của nàng vừa rồi còn hơn bị từ chối vì vội vã làm nàng phiền lòng phải chấp nhận.

– Hoàng tử, thiếp không muốn chàng giữ kẽ như thế đối với thiếp hơn nữa. Để việc tương tự không lặp lại, đã một tháng nay chàng không gặp vua chà, thiếp nghĩ chàng không nên để đợt thăm viếng cách nhau trên một tháng. Ngày mai chàng đi thăm vua cha đi và hàng tháng chàng cứ tiếp tục đi thăm như vậy, không cần phải nói với thiếp hoặc chờ thiếp nói, thiếp sẵn sàng chấp nhận điều ấy.

Hôm sau hoàng tử ra đi cùng đoàn tuỳ tùng lần trước nhưng nhanh gọn hơn, bản thân chàng cũng trang bị đẹp hơn, được vua cha tiếp đón vui vẻ, hài lòng như lần trước. Trong nhiều tháng chàng về thăm vua cha như vậy, bao giờ cũng với đoàn người ngựa sang trọng, rực rỡ hơn.

Cuối cùng một số cận thần của nhà vua xét theo quyền lực của hoàng tử Ahmed qua những trang bị bề ngoài, lợi dụng nhà vua để cho tự do nói, đã làm nảy sinh những ngờ vực về chàng trong lòng ngài. Họ nói ngài cần khôn khéo, phải biết rõ chỗ ở của hoàng tử, chàng dựa vào đâu để chi phí lớn thế trong lúc không có đất phong và lợi tức ổn định, hình như chàng về triều chỉ để thách thức vua cha, tỏ ra không cần ngài chu cấp cho một cuộc sống xứng với hoàng tử và cuối cùng đáng sợ là có thể chàng sẽ xúi giục dân chúng nổi dậy cướp ngôi vua.

Vua Ấn Độ không hề nghĩ hoàng tử Alimed có thể có một âm mưu nguy hại như các cận thần muốn làm ngài tin. Ngài nói với họ:

– Các khanh đùa đấy chứ, con trai ta, thương yêu ta, ta tin chắc vào sự trìu mến và trung thành của chàng nên ta không nhớ đã có điều gì đó làm chàng bất bình về ta không.

Nghe vua nói vậy, một cận thần thừa dịp tâu lên:

– Thưa bệ hạ tuy Người đã suy xét một cách hợp lý nhất để các hoàng tử cùng thoả thuận về đám cưới của công chúa Nourounnihar nào ai biết hoàng tử Ahmed có chấp nhận số phận như hoàng tử Houssain không? Chàng có thể hình dung chỉ mình xứng đáng được hưởng những bệ hạ đáng lẽ ưu tiên cho chàng lại để vấn đề cho số phận quyết định nên chàng chịu bất công.

Ông cận thần ranh mãnh nói thêm:

– Bệ hạ có thể cho rằng hoàng tử Ahmed không thể hiện một sự bất bình nào, nỗl lo sợ của chúng thần là vô ích, chúng thần đã dễ hốt hoảng và gợi ra ở bệ hạ những nghi ngờ về hoàng tử con trai Người là sai và có lẽ không có cơ sở Nhưng thưa bệ hạ, cũng có thể những nghi ngờ ấy có chỗ dựa chắc chắn đấy. Bệ hạ cũng rõ trong một vấn đề tế nhị và quan trọng như vậy phải dựa vào điều chắc chắn nhất. Việc hoàng tử giấu giếm có thể đánh lừa Người và mối nguy cơ còn đáng sợ hơn vì hình như hoàng tử Ahmed ở không xa kinh thành. Thực thế, nếu Người để ý như chúng thần, Người thấy sẽ ngay những lần chàng đến,chàng và tuỳ tùng đều tươi tắn, quần áo của họ, vải phủ ngựa cùng những đồ trang sức ánh lên như vừa trong xưởng làm mới ra. Ngựa cũng không có vẻ vất vả hơn một cuộc đi dạo. Những dấu hiệu hoàng tử Ahmed ngay bên cạnh thật rõ ràng, chúng thần nghĩ nếu không trình với bệ hạ thì chúng thần đã thiếu sót về trách nhiệm bảo vệ Người và quyền lực quốc gia, xin bệ hạ xét xem nếu thấy phù hợp.

Khi viên đại thần kết thúc lời nói dài dòng của mình, nhà vua nói để cắt đứt cuộc trao đổi:

– Dù thế nào ta cũng không nghĩ con trai Ahmed của ta độc địa như các khanh thuyết phục ta. Ta cám ơn những lời khuyên của các khanh, chắc chắn với ý định tốt.

Nhà vua nói như vậy với các cận thần, không để họ biết lời nói của họ có tác động đến tâm trí ngài. Nhà vua cũng không hoảng hốt và quyết định theo dõi hoàng tử Ahmed mà không nói vội tể tướng. Ngài cho gọi mụ phù thuỷ, mụ được đưa vào phòng ngài theo một cánh cửa bí mật. Nhà vua nói:

– Ngươi đã nói đúng khi khẳng định con trai Ahmed của ta không chết và ta chịu ơn ngươi, bây giờ ngươi hãy tạo cho ta một niềm vui khác. Từ khi gặp lại, hoàng tử hàng tháng vẫn đến thăm ta nhưng không nói hiện ở đâu mà ta cũng không muốn buộc chàng phải nói điều bí mật ấy. Ta biết ngươi khá khôn ngoan để thoả mãn sự tò mò của ta mà chàng hay bất cứ một ai trong triều đình cũng không hay biết. Ngươi biết chàng đang ở đây, thường ra về không chào từ biệt ta hoặc một người nào trong triều, ngươi đừng để mất thì giờ ngay hôm nay đón đường hoàng tử xem chàng về đâu và cho ta biết kết quả.

Ra khỏi hoàng cung, mụ phù thuỷ đến ngay chỗ hoàng tử đã tìm thấy mũi tên, giấu mình trong những tảng đá để không ai thấy mình.

Ngày hôm sau hoàng tử Ahmed ra đi từ bình minh, theo thói quen không chào từ biệt vua cha hoặc đại thần nào. Mụ phù thuỷ thấy chàng đi tới, nhìn theo mãi cho đến khi chàng và tuỳ tùng đi khuất.

Thấy những tảng đá hình thành một hàng rào chắn những người trần, người hay ngựa đều không vào được vì dốc đứng, mụ phù thuỷ phán đoán chắc hoàng tử vào trong hang hoặc một căn hầm ngẩm mà các thần tiên xây dựng thành chỗ ở. Nghĩ thế khi thấy hoàng tử và tuỳ tùng mất hút, mụ rời khỏi chỗ nấp đi thẳng lại đoạn hõm họ đi vào, bước đến tận chỗ chia la thành ngõ ngách, nhìn tứ phía, đi đi lại lại nhiều lần. Mặc dù nhanh nhẹn, mụ không thấy có lối nào vào hang, cả cánh cửa sắt hoàng tử thấy trước đây cũng không có. Chính vì cánh cửa ấy chỉ những người đàn ông mới thấy, đặc biệt là những người đàn ông có thể được nàng tiên Pali-Banou có cảm tình còn đàn bà thì không trông thấy được.

Mụ phù thuỷ nghĩ tìm tòi thêm cũng vô ích, đành trở về trình bày với vua về sự phát hiện của mình. Mụ kể lại việc làm của mình và nói thêm:

– Thưa bệ hạ, Người cũng rõ qua những điều đã thấy, thần không khó khán lắm trong việc tìm hiểu hành vi của hoàng tử Ahmed. Bây giờ thì thần chưa nói được gì. Thần muốn để bệ hạ biết rõ mà không nghi ngờ gì được. Thần xin Người cho thời gian và lòng kiên trì và cho phép thần làm mọi việc mà không hỏi gì về cách thức thần dự định tiến hành.

Nhà vua chấp nhận theo yêu cầu của mụ phù thuỷ. Ngài bảo:

– Ngươi được chủ động, cứ đi và làm theo cách ngươi thấy thích hợp. Ta kiên trì chờ đợi những lời hứa hẹn của ngươi.

Để khuyến khích, nhà vua tặng mụ một viên kim cương đắt giá, và nói rằng đó chỉ là món quà trong lúc chờ đợi khen thưởng đầy đủ khi công việc hoàn thành.

Biết hoàng tử Ahmed mỗi tháng về thăm triều đình vua cha một lần, mụ phù thuỷ chờ cho tháng này qua đi. Một vài ngày trước cuối tháng, mụ tới chân tảng đá chỗ mất hút hoàng tử và tuỳ tùng, chờ ở đấy với một kế hoạch dự định tiến hành.

Ngày hôm sau, như thường lệ hoàng tử Ahmed ra khỏi cánh cửa sắt với đoàn tuỳ tùng quen thuộc, đi qua gần mụ phù thuỷ chàng vốn không quen. Thấy mụ nằm đấy đầu tựa vào tảng đá, rên rỉ như người bị đau nặng, chàng thương hại quay lại chỗ mụ ta hỏi đau như thế nào và cần giúp đỡ gì.

Mụ phù thuỷ, không ngẩng đầu lên, nhìn hoàng tử một cách đáng thương tâm, giọng ngắt quãng trả lời như khó thở nói rằng mụ đi từ nhà ra thành phố, giữa đường bị cơn sốt rất nặng, không còn sức phải dừng lại trong tình trạng rất xa dân cư không hy vọng được cứu chữa.

– Này bà – Hoàng tử Ahmed nói – bà không xa nơi cứu chữa như bà tưởng đâu. Để tôi cho bà thấy, rất gần đây cô một chỗ người ta sẽ chữa cho bà, thậm chí rất mau khỏi đấy. Bà dậy ngồi lên phía sau ngựa của một người chúng tôi Nghe hoàng tử Ahmed nói thế, mụ phù thuỷ muốn biết chỗ chàng ở, chàng làm gì và số phận ra sao, nên vờ đau quá cố gắng ngồi dậy nhận ngay việc làm ơn ấy. Cùng lúc đó hai kỵ sĩ nhảy xuống giúp mụ đứng lên đưa lên sau lưng ngựa một người khác. Trong lúc họ lên ngựa, hoàng tử quay lại đi đầu, đến trước cánh cửa sắt có một kỵ sĩ ra bước tới trước. Chàng đi vào, không xuống ngựa bảo một kỵ sĩ vào báo chàng muốn gặp nữ chủ.

Nàng tiên Pari-Banou chạy vội ra, không hiểu vì sao, hoàng tử trở lại sớm thế. Không để nàng hỏi, chàng nói ngay:

– Nữ hoàng của ta, hoàng tử nói vừa chỉ vào mụ phù thuỷ đã được hai người đỡ xuống ngựa, ta mong nàng cũng thương hại bà này như ta. Ta vừa gặp bà ta trong tình trạng đau đớn, và đã hứa sẽ chăm sóc bà ấy lúc đang cần. Ta nhờ nàng, đừng bỏ rơi bà ta.

Nàng tiên nhìn vào người đàn bà nói là đau ốm trong lúc hoàng tử nói, ra lệnh cho hai thị nữ đưa bà ta vào một phòng trong lâu đài và chăm sóc như đối với chính nàng.

Hai thị nữ làm theo lệnh vừa nhận được. Pari-Banou lại gần hoàng tử nhỏ giọng nói:

– Hoàng tử, thiếp hoan nghênh lòng thương người xứng đáng với chàng và nguồn gốc của chàng và thiếp vui lòng đáp ứng với ý định tốt ấy nhưng cho phép thiếp nói với chàng thiếp rất sợ ý định tốt ấy không được đền đáp xứng

đáng. Thiếp thấy người đàn bà này có vẻ không đau ốm như bà ta tỏ ra thế và thiếp rất lầm nếu bà không làm quá đi để làm hại chàng. Nhưng chàng đừng ngại, dù người ta có mưu mô như thế nào để phản lại chàng, cứ tin chắc thiếp sẽ giải thoát cho chàng khỏi mọi cạm bẫy. Chàng cứ đi, tiếp tục hành trình của mình.

Lời nói đó không làm hoàng tử hốt hoảng, chàng lại nói:

– Nữ hoàng của ta, ta không nhớ đã làm hại ai và cũng không có ý định ấy nên nghĩ chẳng có ai muốn làm hại mình, dù sao ta vẫn không thôi làm điều tốt khi có dịp.

Nói xong chàng từ biệt nàng tiên trở lại con đường bị gián đoạn vì mụ phù thuỷ và một lúc sau cùng tuỳ tùng đến hoàng cung. Nhà vua tiếp đón chàng gần như bình thường cố gắng không lộ ra những nghi ngờ các cận thần gây ra cho ngài.

Hai thị nữ theo lệnh nàng tiên đưa mụ phù thuỷ vào một gian phòng đẹp, trang trí sang trọng. Lúc đầu họ để mụ ngồi lên một chiếc xô pha tựa vào gối gấm vàng. Sau đó họ giúp mụ nằm lên giường (vì mụ phù thuỷ vẫn giả vờ đang sất cao mệt mỏi), một người ra ngoài một lúc đưa vào một cốc nước cho mụ trong lúc người kia đỡ mụ ngồi lên.

– Bà uống cốc nước này đi – Thị nữ nói – đây là nước giếng Sư Tử, sốt nào cũng chữa khỏi. Không đầy một giờ bà sẽ thấy tác dụng ngay.

Mụ phù thuỷ muốn giả vờ như thật, phải để đề nghị nhiều lần giả như ghê sợ phải uống thuốc. Cuối cùng mụ cầm chiếc cốc, uống hết nước, vừa lắc đầu mạnh như cố gắng lắm. Khi mụ đã nằm lại, hai thị nữ đắp chăn kỹ cho mụ và người đưa nước uống nói:

– Bà cứ ngủ đi, nếu muốn ngủ. Chúng tôi để bà yên tĩnh, hy vọng khoảng một giờ nữa chúng tôi trở lại thấy bà đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Mụ phù thuỷ không phải đến để ốm lâu mà chỉ để thăm dò chỗ ở của hoàng tử và nguyên nhân buộc chàng phải giấu vua cha, thấy mình đã biết khá rõ, muốn nói ngay liều thuốc đã có tác dụng, muốn ra về để báo cáo kết quả với nhà vua. Vì người ta không nói nước có tác dụng ngay nên mụ đành chờ hai thị nữ trở vào.

Hai người thị nữ đến theo giờ đã nói, thấy mụ phù thuỷ đã ngồi dậy trên ghế, mặc quần áo tử tế và đứng lên khi thấy họ bước vào. Mụ kêu lên:

– Chà, nước- thuốc thật hay, có hiệu quả sớm hơn nhiều so với lời các cổ nói, tôi phải nóng lòng chờ, đã đến lúc nhờ các cô dẫn, tôi vào gặp nữ chủ để cám ơn đã được chữa khỏi bệnh như có phép lạ, tôi phải tiếp tục đi.

Hai thị nữ, cũng là các nàng tiên như chủ của họ, sau khi thể hiện vui mừng vì mụ chóng khỏi bệnh, đi trước dẫn đường qua nhiều gian phòng, tất cả đều lộng lẫy, họ vào phòng khách đẹp nhất và trang bị sang trọng nhất –trong lâu đài.

Pari-Banou ở trong phòng khách, ngồi trên một ngai vàng, trang điểm thêm những kim cương, hồng ngọc, ngọc trai kích thước khác thường, bên phải, trái có một số lớn nàng tiên, tất cả đều đẹp tuyệt vời và quần áo lộng lẫy. Thấy bao nhiêu màu sáng chói và oai vệ, mụ phù thuỷ không chỉ loá mắt mà sững sờ cả người, quỳ xuống trước ngai vàng không mở được miệng để cám ơn như đã dự định. Pari-Banou miễn cho mụ khỏi phiền hà, lên tiếng:

– Này bà, ta vui lòng gặp dịp bà phải đến đây và thấy bà đã hồi phục để tiếp tục lên đường. Ta không giữ bà lại nhưng có lẽ bà không phiền lòng được thấy lâu đài của ta. Bà đi với cáo thị nữ của ta; họ sẽ đưa bà đi xem.

Mụ phù thuỷ vẫn sững sờ: quỳ lạy lần thứ hai, trán cúi sát tấm thảm phủ chân ngai vàng chào tạm biệt, không đủ sức và can đảm nói một lời, để hai nàng tiên dẫn đi. Mụ kinh ngạc và luôn miệng tấm tắc khen từng gian phòng, cũng đầy những của cải và vẻ đẹp mà hoàng tử Ahmed đã thấy khi nàng tiên Pari- Banou dẫn chàng đi tham quan lâu đài lần đầu. Điều làm mụ thán phục hơn là sau khi được xem toàn bộ lâu đài, mụ nghe hai nàng tiên nói những gì thấy ở đây chỉ là hình mẫu về sự sống lớn và quyền lực của nữ chủ họ, trong quốc gia mênh mông. Nàng có những lâu đài khác nhiều không kể xiết, tất cả đều kiến trúc kiểu dáng khác nhau không kém phần đẹp lộng lẫy.Vừa nói một số chi tiết họ vừa đưa mụ ra cánh cửa sắt mà hoàng tử đã dẫn mụ vào, mở cửa chúc mụ lên đường mạnh khoẻ và họ chia tay nhau.

Đi mấy bước, mụ phù thuỷ ngoảnh lại quan sát để nhận rõ cánh cửa nhưng vô ích, cửa đã trở thành không trông thấy được đối với mụ cũng như mọi người phụ nữ khác. Mụ đành trở về gặp nhà vua theo đường tắt, khá hài lòng đã đạt yêu cầu. Mụ được đưa vào cửa bí mật của lâu đài. Nghe tin mụ đến, nhà vua đến gặp, thấy nét mặt buồn ngài đoán không có kết quả và nói với mụ:

– Nhìn thấy bà, ta cho rằng chuyến đi của bà không được việc, không làm rõ được điều ta chờ đợi.

– Thưa bệ hạ – mụ phù thuỷ đáp – Người cho phép thần không nói về tâm trạng của thần khi thực hiện việc thần được giao làm vinh dự cho thần mà xin trình bày thật thà những gì thần làm, không bỏ quên đíều gì để xứng đáng với sự uỷ thác của Người và mọi việc đã xảy ra như thế nào. Việc Người thấy nét mặt thần buồn do một nguyên nhân khác chứ không vì công việc không kết quả, mong Người sẽ hài lòng. Thần không nói về nguyên nhân; câu chuyện thần kể sẽ làm Người biết rõ nếu Người bình tĩnh nghe cho.

Mụ phù thuỷ bèn kể với vua Ấn Độ mình đã vờ bị đau ốm ra sao, được hoàng tử Ahmed thương hại, cho dẫn vào một chỗ ở dưới mặt đất, giới thiệu và uỷ thác cho một nàng tiên sắc đẹp không gì trên trần đời sánh nổi chăm sóc mụ. Nàng tiên lệnh cho hai tiên nữ cùng đi phụ trách việc chạy chữa mụ cho đến khi bình phục, thái độ tỏ ra chỉ có từ một người vợ đối với người chồng.

Mụ hơi cường điệu sự ngạc nhiên của mình khi thấy mặt ngoài lâu đài của nàng tiên, cho rằng không lâu đài nào trên đời sánh bằng trong lúc hai tiên nữ xốc tay hai bên người mụ như một bệnh nhân không bước được nếu không có họ hỗ trợ. Mụ kể chi tiết sự sốt sắng của họ giúp đỡ mụ khi ở phòng mụ được đưa vào, cốc nước thuốc họ cho uống và tác dụng chữa khỏi nhanh chóng cũng giả vờ như căn bệnh tuy mụ tin chắc vào hiệu nghiệm của nước thuốc, vào sự uy nghi của nàng tiên ngồi trên ngai vàng trang trí đá quý giá trị hơn hẳn mọi tài sản của vương quốc Ấn Độ. Cuối cùng mụ nói về những của cải vô biên không ước tính được chung cũng như riêng trong lâu đài bao la.

Mụ phù thuỷ kết thúc kết quả về nhiệm vụ của mình và nói tiếp: Thưa bệ hạ, Người nghĩ thế nào về tài sản vô giá của nàng tiên? Có lẽ Người sẽ cho là đáng khâm phục và vui vì vận may của hoàng tử Ahmed con trai người được hưởng thụ chung với nàng tiên. Riêng thần, xin khẩn cầu bệ hạ tha tội cho dám tỏ ra nghĩ khác hẳn, thậm chí sợ có thể hoàng tử sẽ gặp tai hoạ. Và chính vì vậy thần không giấu được nỗi lọ lắng mà Người đã nhận thấy. Thần nghĩ rằng hoàng tử với bản chất tốt tự nhiên, không thể tiến hành việc gì chống lại bệ hạ nhưng ai biết được với sự hấp dẫn, trìu mến và quyền lực đã chiếm được tâm trí chồng, nàng tiên ấy không gợi lên ý định nguy hiểm thay chỗ của bệ hạ, chiếm lấy vương quốc Ấn Độ. Xin Người hết sức lưu ý về một việc quan trọng như thế.

Dù tin chắc vào bản chất tốt đẹp của hoàng tử Ahmed, vua Ấn Độ không khỏi bị lời mụ phù thuỷ tác động. Ngài cho mụ lui xuống vừa nói: “Ta cám ơn ngươi về công khó nhọc và về lời khuyên. Ta biết tầm quan trọng của điều ấy nên không thể giải quyết mà không bàn bạc”.

Khi người ta báo tin mụ phù thuỷ đến, ngài đã trao đổi với những cận thần đã nêu lên những nghi ngờ về hoàng tử con trai ngài. Sau khi mụ phù thuỷ trình bày sự việc, ngài cho gọi họ tới cho họ biết tình hình và cũng nói cả chuyện sợ nàng tiên làm tâm trí hoàng tử thay đổi và nêu chuyện đề phòng việc không hay bằng cách nào.

Một trong những cận thần thay mặt tất cả trả lời:

– Để đề phòng việc không hay, thưa bệ hạ, vì Người biết ai có thể trở thành thủ phạm, vốn đang ở trong triều và Người có quyền làm, Người không nên ngần ngại ít nhất cũng cho bắt giam lại trong ngục tối suốt quãng đời còn lại, thần không muốn nói là giết đi sợ có tiếng vang quá lớn.

Những cận thần khác đồng thanh hoan nghênh ý kiến đó.

Mụ phù thuỷ thấy biện pháp ấy quá tàn bạo, xin phép nói:

– Thưa bệ hạ, thần chắc chắn vì sốt sắng cho lợi ích của bệ hạ mà các đại thần đề nghị Người cho bắt giam hoàng tử Ahmed. Nhưng các vị ấy không thấy khi bắt hoàng tử là đồng thời phải bắt cả những người đi theo chàng mà họ lại là các vị thần. Các vị nghĩ dễ dàng bắt được họ chăng? Với tính chất vốn có họ sẽ biến mất và đi báo với nàng tiên nữ chủ về việc nhục mạ chồng nàng. Nàng tiên sẽ để yên không báo thù ư? Nếu có cách nào đó, ít gây ầm hơn, bệ hạ có thể vạch rõ những ý đồ xấu của hoàng tử Ahmed mà không ai ngờ được ý định của bệ hạ có lẽ phù hợp hơn. Nếu bệ hạ tin lời thần khuyên do những thần tiên có những điều người đời không làm nổi, Người khích hoàng tử nhờ nàng tiên làm điều gì thật cao xa với lý do vì lợi ích chung mà hoàng tử có nhiệm vụ. Ví dụ mỗi lần bệ hạ muốn ra trận, Người buộc phải chi phí rất lớn về cờ, tăng bạt cho cả đoàn quân cả lạc đà, lừa ngựa để hành quân. Phải chăng nên bảo hoàng tử, với của cải chàng có được chỗ nàng tiên, chàng hãy kiếm một lá cờ cầm tay mà phủ được hết đoàn quân. Nếu hoàng tử đem lá cờ đến, ta lại còn bao nhiêu yêu cầu loại ấy có thể đòi hỏi nữa, cho đến lúc chàng lâm vào những khó khăn không thực hiện được, dù nàng tiên đã cướp chàng đi giàu có và sáng tạo đến mức nào. Như vậy chàng sẽ xấu hổ, đành suốt đời ở bên cạnh nàng tiên không dám xuất hiện ngoài đời nữa, bệ hạ không còn lo gì hoạt động của chàng và người ta không thể chê trách Người làm đổ máu một đứa con trai hoặc cấm cố con suốt đời.

Mụ phù thuỷ nói xong, nhà vua hỏi các cận thần có cách gì đề nghị hơn không và thấy họ im lặng, ngài quyết định theo lời khuyên của mụ phù thuỷ, có vẻ hợp lý hơn vả lại điều đó cũng phù hợp với sự nhẹ nhàng ngài vẫn dùng trị nước.

Ngày hôm sau hoàng tử Ahmed đến trình vua cha đang họp bàn với các cận thần, chàng lại ngồi gần nhà vua và sự có mặt của chàng không cản trở hội đồng trao đổi nhiều vấn đề trong một lúc nữa. Sau đó nhà vua lên tiếng nói với hoàng tử:

– Con trai ta, khi con về cất cho ta nỗi buồn sâu sắc vì vắng con lâu ngày, con giữ bí mật nơi con ở, ta hài lòng được gặp lại con và biết con thoả mãn về số phận mình, ta không muốn đi sâu vào điều con muốn giữ kín. Ta không hiểu vì lý do gì con có thể như vậy với một người cha luôn quan tâm đến hạnh phúc của con. Bây giờ ta biết hạnh phúc ấy, ta vui mừng cho con và chấp nhận việc con thành hôn với một nàng tiên xứng đáng được yêu, giàu có và quyền lực đến thế như ta được Người ta báo lại. Ta có quyền lực thật nhưng không thể tạo cho con một cuộc hôn nhân như vậy. Với dòng dõi của con, có ai khác ngoài một người cha như ta mơ ước điều ấy, ta mong con không những sống với ta hiếu thảo như cho đến nay con vẫn làm mà còn dùng tiền nong con có được bên cạnh nàng tiên vợ con để hỗ trợ ta những lúc cần thiết và hôm nay ta muốn con đưa vốn liếng ra thử thách. Con cũng biết chi phí rất lớn, không nói đến sự lúng túng mà tướng tá của ta và cả bản thân ta phải gánh chịu những lần đưa quân ra chiến trường để cung cấp cờ, tàng bạt, lạc đà và những vật chở khí cụ khác. Nếu con quan tâm đến việc làm vui lòng ta, ta chắc con không khó khăn gì nói với nàng tiên cho con một lá cờ nắm trong tay mà che phủ được toàn đoàn quân của ta nhất là khi con cho nàng biết lá cờ đó đành cho ta. Khó khăn của việc đó chắc sẽ không làm con từ chối. Mọi người đều biết thần tiên có quyền lực làm nên những điều kỳ lạ nhất.

Hoàng tử Ahmed không ngờ vua cha đòi hỏi chàng một điều như thế, chàng thấy điều đó có vẻ rất khó khăn nếu không nói không thể được. Thực vậy, tuy chàng biết quyền lực của thần tiên rất lớn nhưng nghi ngờ nàng có thể làm ra một lá cờ như vua đề nghị. Vả lại cho đến lúc đó chàng chưa hề yêu cầu Pari- Banou điều gì. Chàng chỉ hài lòng về những cử chỉ luôn luôn yêu chàng say mê, không quên xác định đền đáp lại nàng hết lòng, không nghĩ đến lợi ích gì khác ngoài việc giữ gìn trân trọng lòng quý mến ấy. Vì vậy chàng rất lúng túng khi trả lời:

– Thưa bệ hạ, con giữ km việc đã xảy ra với con và xung quanh, trường hợp con đã tìm được mũi tên vì con thấy không cần thiết trình bày rõ với Người. Con không rõ do đâu mà bí mật ấy được báo cáo với bệ hạ con không giấu giếm điều người ta nói là sự thực. Con là chồng của một nàng tiên, con yêu nàng và chắc chắn nàng cũng yêu con. Nhưng về tiền nong con có được từ nàng như bệ hạ nghĩ thì con không thể nói gì được. Vì không chỉ con không sử dụng mà con cũng không hề có ý nghĩ đó và con mong Người miễn cho con đụng chạm tới, để cho con hưởng niềm hạnh phúc yêu và được yêu, không quan tâm đến việc gì khác. .Nhưng điều mà một người cha yêu cầu là mệnh lệnh đối với một đứa con trai như con, con cho là có nhiệm vụ phải vâng lời về mọi việc. Mặc dù con rất chán ngán việc đó, con sẽ đề nghị với vợ con làm theo yêu cầu của bệ hạ nhưng con không dám hứa là sẽ có. Và nếu con không được vinh dự đến thăm Người thì đó là dấu hiệu con không đạt hiệu quả mong muốn, xin bệ hạ gia ân tha thứ cho con trước và xem như Người đã đưa con đến tình trạng cuối cùng ấy.

Nhà vua lại nói với hoàng tử:

– Con trai, ta rất phiền lòng vì yêu cầu của ta gây cho con không vui và có thể ta sẽ không được gặp lại con. Ta thấy rõ con không biết đến quyền một người chồng đối với vợ, vợ con tỏ ra chỉ yêu con rất ít nếu nàng từ chối một việc không là gì đối với quyền lực của nàng mà con yêu cầu vì yêu mến ta. Con bỏ lối dè dặt đi, chỉ do con nghĩ không được yêu như con yêu thôi. Con cứ đề nghị và sẽ thấy nàng tiên yêu con hơn con nghĩ và nên nhớ do không yêu cầu, người ta sẽ thiệt thòi nhiều lợi thế lớn. Con cứ suy ra, nếu nàng đòi hỏi gì con sẽ không từ chối vì con yêu nàng thì nàng cũng không từ chối điều gì con yêu cầu vì nàng yêu con.

Lời nói của nhà vua không thuyết phục được hoàng tử Ahmed. Chàng muốn người ta đòi hỏi chàng điều gì khác hơn là làm mất lòng Pari-Banou thân yêu của chàng. Cảm thấy buồn, chàng rời hoàng cung sớm hơn thường lệ hai ngày. Gặp chồng, nàng tiên cho đến nay bao giờ cũng thấy chàng về với mình nét mặt hoan hỉ, hỏi về nguyên nhân sự thay đổi đó. Thay vì trả lời, chàng hỏi thăm sức khoẻ của nàng với thái độ cho thấy chàng không muốn cho biết. Nàng nói:

– Thiếp sẽ trả lời câu hỏi của chàng khi nào chàng trả lời câu hỏi của thiếp.

Hoàng tử chống chế khá lâu nói rằng không có việc gì nhưng chàng càng giấu giếm nàng càng hối thúc.

– Thiếp không thể nhìn chàng trong tình trạng này – Nàng nói – Chàng hãy nói điều gì làm mình phiền lòng để thiếp xoá bỏ nguyên nhân dù đến thế nào: chắc điều phải thật khác thường nếu không phải là cái chết của phụ hoàng. Nếu thế thiếp sẽ cố giúp phần và thời gian sẽ an ủi chàng.

Hoàng tử Ahmed không thể chống chế lâu hơn trước sự gặng hỏi nhiệt tình của vợ. Chàng nói:

– Nàng ạ, Chúa kéo dài cuộc sống của vua cha và ban phúc cho Người đến suốt đời? Ta từ biệt Người khi Người đầy sức sống và hoàn toàn khoẻ mạnh, không phải vì điều đó mà ta buồn. Chính bản thân phụ hoàng là nguyên nhân làm ta rất chán ngán vì Người buộc ta phải quấy rầy nàng. Trước hết, nàng biết là ta cẩn thận giấu Ngựời về hạnh phúc ta được gặp nàng, yêu nàng và nhận ân huệ, tình yêu của nàng, chúng ta cùng đưa lại niềm tin cho nhau nhưng không biết do đâu mà Người biết được mọi chuyện.

Nàng tiên Pari-Banou ngắt lời chàng:

– Còn thiếp, thiếp biết điều đó. Chàng có nhớ điều thiếp đã nói về người đàn bà làm chàng tin bị đau ốm và thương hại: chính bà ta báo với vua cha những gì chàng đã giấu Người. Thiếp đã nói bà ta không đau ốm gì như chàng và thiếp, thật đúng như vậy. Thực thế sau khi uống nước chữa bệnh thị nữ đưa cho mà thực ra không cần dùng, bà ta giả vờ nhờ nước ấy mà khỏi bệnh và vội đến chào từ biệt để ra về nếu thiếp không lệnh cho hai thị nữ đưa bà ta đi xem khắp lâu đài. Nhưng chàng nên tiếp tục đi, xem vua cha buộc chàng quấy rầy thiếp như thế nào, điều mà thiếp cam đoan với chàng thiếp sẽ không hề bị khó khăn gì.

– Nàng có thể nhận thấy cho đến nay, ta rất hài lòng được nàng yêu, ta không xin nàng một ân huệ nào khác. Có một người vợ đáng yêu như vậy ta còn mong gì hơn nữa? Ta cũng biết nàng có quyền lực nhưng nghĩ mình có nhiệm vụ không đưa ra thử thách. Nàng hãy biết cho, ta đoán chắc với nàng, không phải ta mà là vua cha đã thiếu tế nhị yêu cầu nàng cho Người một lá cờ cầm tay mà che kín gió mưa toàn bộ triều đình và đoàn quân của Người khi ra trận. Một lần nữa ta muốn nói, không phải ta mà chính vua cha đề nghị nàng ân huệ đó.

– Hoàng tử thiếp phiền lòng vì một điều nhỏ nhặt như thế đã làm chàng bối rối, tâm trí bị xáo trộn như thiếp thấy. Thiếp thấy rõ hai điều: một là nguyên tắc chàng đặt ra cho mình chỉ yêu thiếp và được yêu, không yêu cầu điều gì phải dùng đến quyền lực của thiếp, hai là theo thiếp nghĩ tuy chàng không nói ra, chàng hình dung yêu cầu của vua cha vượt quá khả năng của thiếp. Về điều thứ nhất thiếp hoan nghênh chàng, càng yêu chàng hơn nếu có thể. Điều thứ hại, thiếp chẳng phiền phức gì để chàng biết đấy chỉ là một việc vặt, có dịp thiếp còn có thể làm việc khác khó hơn. Chàng hãy bình tâm nghỉ ngơi, hãy tin rằng thay vì bị quấy rầy, thiếp luôn rất vui lòng thoả mãn những điều gì chàng mong muốn vì tình yêu của thiếp đối với chàng.

Nói xong nàng tiên cho gọi người trông nom kho. Người coi kho đến, nàng tiên bảo: “Nourgihan (tên người coi kho), đem đến cho ta lá cờ lớn nhất trong kho . Một lúc sau Nourgihan trở lại, đưa lá cờ tới không chỉ cầm trong tay mà có thể nắm kín trong tay, nữ chủ cầm lấy đặt vào trong tay hoàng tử.

Ahmed nghe Pari- Banou bảo lấy trong kho lá cờ lớn nhất, chàng nghĩ nàng muốn chế nhạo mình, nét mặt và thái độ tỏ vẻ ngạc nhiên. Nàng tiên thấy vậy phá lên cười:

– Sao? Hoàng tử tưởng thiếp chế nhạo chàng ư? Chàng sẽ thấy thiếp không đùa đâu! Nourgihan – nàng vừa nói vừa lấy lại lá cờ trong tay hoàng tử đưa cho người coi kho – hãy giương lá cờ lên để hoàng tử xem vua cha của chàng có cho là bé hơn yêu cầu không.

Người coi kho ra khỏi lâu đài, đi khá xa để khi đường lá cờ đầu cờ đến một phía bên lâu đài. Hoàng tử nhận thấy ngay lá cờ không phải bé hơn mà lớn đến mức che kín được cả hai đoàn quân của vua cha. Chàng bèn nói:

– Nữ hoàng, ta xin lỗi vì đã hoài nghi. Theo như ta thấy, ta nghĩ không có điều gì nàng muốn làm mà không được.

– Chàng xem – Nàng tiên bảo – lá cờ lớn hơn sự cần thiết. Nhưng chàng chú ý nó có đặc tính căng rộng thêm hoặc thu nhỏ lại phù hợp với kích cỡ cần che mà người ta không phải bỏ tay vào.

Người coi kho bỏ lá cờ xuống, thu nhỏ như ban đầu và đặt vào tay hoàng tử. Ahmed cầm lấy và ngày hôm sau, không chần chừ lâu, lên ngựa có tháp tùng như thường lệ, đưa đến cho phụ hoàng.

Nhà vua chắc chắn một lá cờ như ngài đòi hỏi vượt ra ngoài mọi khả năng, ngài rất ngạc nhiên thấy con trai mau chóng trở lại. Ngài nhận lá cờ, khen nó nhỏ gọn, sửng sốt khó định thần khi cho căng rộng biết rằng hai đoàn quân lớn như của ngài có thể được che kín thừa thãi. Thấy ngài cho như thế khó sử dụng, hoàng tử Ahmed báo với ngài độ che phủ bao giờ cũng cân đối phù hợp với đoàn quân.

Bề ngoài nhà vua tỏ ra cảm động vì hoàng tử đã cho ngài một món quà quý giá, nhờ chàng cảm ơn nàng tiên và sai người đưa vào giữ cẩn thận trong kho. Nhưng trong thâm tâm ngài ghen tức dữ dội hơn những cận thần nịnh bợ và mụ phù thuỷ đã gợi lên nghĩ rằng con trai ngài nhờ nàng tiên có thể làm những việc cao hơn nhiều so với dòng dõi mình tuy đã lớn mạnh và giàu có. Vì thế ngài càng tích cực hơn trong việc tìm cách tiêu diệt hoàng tử. Ngài hỏi ý kiến mụ phù thuỷ, mụ khuyên nên đòi hỏi hoàng tử đưa nước giếng Sư Tử về.

Buổi chiều trong lúc họp triều thần như thường lệ, có hoàng tử Ahmed tham dự, ngài bảo hoàng tử:

– Con trai, ta đã chịu ơn con về lá cờ con tặng, xem như vật quý nhất trong kho hoàng cung, vì thương mến ta con hãy làm cho ta một việc khác ta không kém phần thích thú. Ta được biết nàng tiên vợ con dùng loại nước ở giếng Sư Tử chữa khỏi mọi căn bệnh nguy hiểm nhất. Sức khoẻ của ta đối với con là trọng, ta chắc con sẵn lòng xin cho ta một thùng, đem về cho ta làm thuốc quý khi cần. Con hãy giúp ta việc quan trọng này, để tâm huyết vào đó như của một đứa con hiếu thảo đối với cha.

Hoàng tử Ahmed nghĩ vua cha đã hài lòng vì có lá cờ đặc biệt và rất có ích, sẽ không giao một nhiệm vụ khác có thể phiền hà đến Pari-Banou, chàng sững sờ vì yêu cầu này tuy nàng đã đảm bảo làm mọi việc cho chàng theo quyền lực của mình. Sau một lúc im lặng, chàng nói:

– Thưa bệ hạ, con khẩn cầu Người tin rằng con sẵn sàng làm mọi việc để góp phần kéo dài tuổi thọ của Người nhưng con mong không có sự can thiệp của vợ con, vì vậy con không dám hứa sẽ mang về loại nước ấy. Tất cả những gì con có thể làm là con sẽ đề nghị với nàng nhưng con cũng thật khổ tâm như con đã nêu ra chuyện lá cờ.

Ngày hôm sau hoàng tử Ahmed trở về bên cạnh nàng tiên Pari- Banou, thành thật kể lại việc mình làm ở triều đình khi trình diễn lá cờ, nhận được lòng biết ơn vô cùng đối với nàng và cũng nói về yêu cầu mới của vua cha. Kết thúc câu chuyện, chàng nói thêm:

– Nữ hoàng của ta, ta nêu ra điều đó như kể chuyện lại với nàng về việc xảy ra giữa phụ hoàng và ta, phần còn lại thuộc về nàng, thoả mãn lời đề nghị của Người hay bỏ đi tuỳ theo ý nàng, ta chỉ muốn như lòng nàng muốn.

– Không, không – Pari-Banou nói – thiếp rất vui khi biết vua cha thấy chàng không thờ ơ với thiếp. Thiếp muốn làm Người hài lòng và vì mụ phù thuỷ khuyên Người những gì (thiếp thấy rõ Người nghe lời mụ), Người sẽ không trách cứ được chàng và thiếp. Có sự độc ác trong lời yêu cầu đó.Giếng Sư Tử ở giữa sân một lâu đài có bốn con sư tử mạnh nhất canh cửa lần lượt hai con ngủ hai con thức. Nhưng chàng đừng sợ hãi, thiếp sẽ chỉ cho chàng cách đi giữa chúng không gặp nguy hiểm gì.

Nàng tiên lúc đó đang may vá, bên cạnh có những cuộn chỉ nàng cầm lấy một cuộn đưa cho hoàng tử:

– Trước hết – Nàng nói – chàng cầm lấy cuộn chỉ này, thiếp sẽ bảo chàng cách sử dụng. Thứ hai chàng cho chuẩn bị hai con ngựa, một chàng cưỡi lên và một dắt tay mang một con cừu giết thịt từ hôm nay chia làm bốn phần. Thứ ba chàng cầm một chiếc thùng thiếp sẽ đưa để lấy nước. Ngày mai vào sáng sớm chàng lên ngựa vừa dắt con ngựa kia, khi ra khỏi cánh cửa sắt chàng vứt cuộn chỉ ra trước mặt; cuốn chỉ sẽ lăn đi đến tận cổng lâu đài. Chàng đi theo đến đấy, hai con thức canh phòng sẽ đánh thức hai con đang ngủ ngáy râm ran. Chàng đừng sợ, ném cho mỗị con một phần cừu, nhưng phải nhớ không xuống ngừa. Làm xong chàng thúc ngựa, nhanh nhẹn lại bên giếng múc nước đầy thùng, cũng không xuống ngựa, phi trở ra nhanh. Những con sư tử mải ăn sẽ để chàng tự do đi qua.

Hôm sau hoàng tử ra đi theo lời nàng tiên dặn, thực hiện từng điểm một theo lời nàng. Đến cổng lâu đài chàng ném bốn chân cừu cho bốn con Sư tử, rồi dũng cảm phóng qua chúng, ,vào sát giếng múc nước và trở lại, bình yên ra khỏi lâu đài. Khi đã hơi xa, ngoảnh lại nhìn chàng thấy hai con sư tử chạy theo mình; chàng rút gươm sẵn sàng tự vệ. Nhưng thấy một con quay lại lắc đầu và đuôi tỏ ra không phải đến làm hại chàng mà để đi trước chàng còn con kia ở lại phía sau đi theo. Chàng tra gươm vào vỏ tiếp tục đến kinh thành, có hai con sư tử tháp tùng cho đến cổng hoàng cung rồi trở lại con đường cũ làm một phần dân chúng sợ hãi chạy trốn đề khỏi gặp chúng tuy chúng bước đều không có biểu hiện nào hung dữ.

Nhiều quân lính chạy tới giúp hoàng tử xuống ngựa, đi theo chàng đến hoàng cung nơi nhà vua đang hội họp với cận thần. Chàng tiến lại gần ngai vàng, đặt thùng nước trước chân vua cha, hôn tấm thảm phủ bậc lên xuống rồi đứng dậy nói:

– Thưa phụ hoàng, đây là nước chữa bệnh Người muốn đưa vào làm những vật quý hiếm làm dồi dào kho tàng hoàng cung. Con kính chúc phụ hoàng luôn luôn dồi dào sức khoẻ để không bao giờ phải dùng đến nó.

Hoàng tử nói xong, vua bảo ngồi vào bên phải mình và nói:

– Con trai, ta chịu ơn con về quà tặng của con càng nhiều khi con phải đối mặt với nguy hiểm vì tình thương yêu ta. (Ngài đã được mụ phù thuỷ bẩm báo về giếng Sư Tử và mối nguy hiểm khi đi lấy nước). Con cho ta biết con đã khôn khéo như thế nào, đúng hơn là do sức mạnh không ngờ được nào mà con vẫn an toàn.

– Thưa phụ hoàng – Hoàng tử trả lời – con không có được một phần nào về lời khen của Người mà hoàn toàn do nàng tiên vợ con, con chỉ nghe theo lời khuyên của nàng.

Chàng kể lại việc bố trí của vợ và chàng đã làm như thế nào. Nghe hoàng tử nói xong, nhà vua đã tỏ rõ sự vui mừng nhưng trong lòng sự ghen tị ấy vẫn càng tăng thêm, ngài đứng dậy vào bên trong lâu đài gặp mụ phù thuỷ được ngài cho gọi đến.

Mụ phù thuỷ qua tiếng đồn biết kết quả hoàng tử đưa về liền nghĩ ra một mưu mô khác chắc chắn thành công như mụ nghĩ. Mụ trao đổi cách đó với nhà vua và ngày hôm sau trong cuộc họp hội đồng triều thần có mặt hoàng tử Ahmed, nhà vua nói vói hoàng tử:

Con trai, ta chỉ còn một điều xín con, sau đó ta không buộc con vâng lời nữa, cũng không đòi hỏi đến tiền nong của nàng tiên vợ con. Đấy là dẫn đến cho ta một người đàn ông biết nói cao không đến một bộ rưỡi, bộ râu dài ba mươi bộ, mang trên vai một thanh sắt nặng năm trăm li-vrơ mà ông ta dùng như một chiếc gậy hai đầu .

Hoàng tử Ahmed không tin trên đời có một người như thế, muốn từ chối nhưng nhà vua nằng nặc yêu cầu, nói rằng nàng tiên có thể làm những điều không tưởng tượng được.

Ngày tiếp theo hoàng tử trở về vương quốc trong lòng đất của Pari-Banou, nói về yêu cầu mới của vua cha mà chàng xem còn không thể có được như hai lần trước.Chàng nói:

– Ta không thể hình dung trên đời có thể có loại người như thế. Chắc Người. muốn thử xem ta có chịu đi tìm không hoặc nếu có thì ý đồ của Người là muốn tiêu diệt ta. Thực thế, làm sao Người có thể cho rằng ta bắt được một người bé nhỏ như vậy và trang bị vũ khí theo cách đó? Ta phải dùng những biện pháp nào để có thể chinh phục một người như thế vâng theo ý muốn của ta được? Nếu có thề, mong nàng gợi ý cho ta cách thoát khỏi mưu kế thâm hiểm này một cách vinh dự.

– Hoàng tử của thiếp đừng hoảng hốt. Đi lấy nước ở giếng Sư Tử còn phải trải qua nguy hiểm nhưng tìm người này không phải lo ngại gì. Người ấy là anh thiếp, Schalbar, không giống thiếp tí nào tuy cùng là con một cha, bản chất rất dữ tợn, không có gì ngăn cản được anh ấy hành động đổ máu nếu người ta làm anh phật lòng hoặc xúc phạm anh. Ngoài ra anh là người tốt nhất trên đời và bao giờ cũng sẵn sàng giúp mọi điều người ta mong muốn. Anh ấy đúng như Vua cha đã tả, vũ khí chỉ là thanh sắt nặng, không có nó không bao giờ anh bước đi và anh ấy dùng nó để mọi người kính trọng. Thiếp sẽ mời anh ấy đến nhưng trước hết, chàng phải chuẩn bị tinh thần để khi gặp không sợ hãi về khuôn mặt khác thường của anh ấy.

– Nữ hoàng của ta – Hoàng tử Ahmed lại nói – Schaibar là anh của nàng? Dù xấu xí và hình dạng như thế nào, thay vì sợ hãi khi gặp anh, ta sẽ làm cho anh ấy thương yêu ta và là người thân cận nhất của ta.

Nàng tiên cho đưa vào tiền sảnh lâu đài một lò lửa và một chiếc hộp. Nàng lấy từ hộp ra một loại hương vị thơm vứt vào bếp lò, một làn khói dày bốc lên.

Một lúc sau nàng nói với hoàng tử:

– Hoàng tử, anh thiếp đến đấy, chàng có thấy không?

Hoàng tử nhìn kỹ, nhận ra Schaibar, cao một bộ rưỡi, nghiêm trang bước tới với thanh sắt nặng năm trăm li-vrơ trên vai, bộ râu dài ba mươi bộ vươn ra phía trước, ria mép cân đối vòng lên đến tai che hầu hết khuôn mặt, đôi mắt lợn hõm sâu trong chiếc đầu đồ sộ đội một chiếc mũ nhọn.

Thêm vào đó, ông ta gù người cả trước và sau.

Nếu hoàng tử Ahmed không được biết trước Schaibar là anh của Pari-Banou, chàng không thể không sợ hãi khi gặp. Yên tâm vì mối quan hệ đó, chàng vững vàng chờ ông ta đến và tiếp đón ông không một biểu hiện yếu đuối nào.

Schalbar vừa tiến đến vừa nhìn hoàng tử với con mắt làm chàng lạnh toát người, chào Pạri-Banou và hỏi người này là ai nàng trả lời:

– Thưa anh đây là chồng em, tên là Ahmed, con trai nhà vua Ấn Độ. Lý do em không mời anh đến dự hôn lễ là không muốn làm anh lỡ việc đang tiến hành mà em rất vui biết anh trở về thắng lợi. Vì vậy em đã tự tiện gọi anh đến.

Nghe nói thế Schaibar nhìn hoàng tử với con mắt duyên dáng hơn tuy không giảm kiêu ngạo và thái độ dữ tợn. Ông ta bảo:

– Em gái, ta có thể giúp chàng việc gì? Chàng cứ nói. Chỉ cần là chồng em, ta có trách nhiệm làm chàng vui lòng về những gì mong muốn.

– Vua cha của chàng – Pari-Banou lại nói – tò mò muốn gặp anh, em đề nghị anh để chàng đưa đi.

– Chàng cứ đi trước, ta sẵn sàng theo chàng.

– Thưa anh, hôm nay đi thì đã muộn, xin anh lùi lại sáng mai. Vả lại anh cũng cần biết giữa nhà vua và hoàng tử đã xảy ra những gì từ khi chúng em thành hôn với nhau, tối nay em sẽ nói rõ hơn.

Hôm sau, Schaibar đã biết tình hình, ra đi sớm có hoàng tử Ahmed đi cùng để giới thiệu ông ta với nhà vua. Họ vừa xuất hiện ở cổng thành những người trông thấy sợ hãi vì một người xấu xí đến thế, trốn vào cửa hàng hoặc trong nhà khép cửa lại, những người khác bỏ chạy gây lo sợ cho những người khác cũng bỏ chạy theo không dám nhìn lại phía sau. Vì thế trong lúc Schaibar và hoàng tử thong thả bước tới, họ thấy vắng lặng trên mọi đường phố, quảng trường cho đến tận hoàng cung. Những người gác cổng thay vì ngăn cản Schaibar vào, đã bỏ chạy hết để cổng hoàng cung bỏ ngỏ. Hoàng tử và Schalbar tiến vào đến phòng họp không gặp trở ngại gì, thấy nhà vua đang ngồi trên ngai vàng, quân bảo vệ đã bỏ chạy không có ai cản trở họ.

Schaibar ngẩng cao đầu, lại gần ngai vàng và không chờ hoàng tử giới thiệu, hỏi nhà vua:

– Người đã muốn gặp thì có tôi ở đây, Người muốn gì ở tôi?

Nhà vua đáng lẽ trả lời thì đưa tay bịt mắt quay đầu về phía khác để không thấy một vật đáng sợ như vậy. Schaibar tức giận vì cách tiếp đón bất lịch sự ấy và bực bội vì đã cất công đến đây, giơ chiếc gậy sắt quát:

– Nói đi chứ? – Vừa nói ông ta vừa giáng gậy sắt vào đầu nhà vua làm ngài chết ngay. Ông ta đánh ngay làm hoàng tử Ahmed không kịp chặn lại. Chàng chỉ có thể ngăn cản ông ta đánh luôn vị tể tướng ngồi bên phải vua, chàng phải nói đấy là người đã cho vua những lời khuyên tốt Schaỉbar hỏi:

– Thế những người này khuyên vua làm những điều xấu à?

Vừa nói ông ta vừa đánh chết những đại thần khác ngồi bên phải, bên trái, tất cả đều nịnh bợ xúi giục nhà vua và là kẻ thù của hoàng tử Ahmed. Bao nhiêu cú đánh là bấy nhiêu người chết, chỉ thoát được những người chưa đến nỗi sợ hãi quá không đứng yên mà vùng chạy trốn khỏi cung vua.

Việc hành quyết khủng khiếp kết thúc, Schaibar ra khỏi gian phòng họp, thanh sắt trên vai, nhìn vị tể tướng đi theo hoàng tử vừa cứu mạng mình.

– Ta biết – Người kỳ dị nói – ở đây có một mụ phù thuỷ còn độc ác hơn những cận thần không xứng đáng ta vừa giết chết, cho người đưa mụ phù thuỷ đến ngay.

Tể tướng vội bảo người đi tìm, người ta dẫn mụ đến và Schaibar vừa dùng gậy đánh vừa nói:

– Này, cứ đưa ra những lời khuyên nguy hại và giả làm người bệnh đi.

Mụ phù thuỷ chết ngay tại chỗ.

Schaìbar nói thêm:

– Chưa đủ đâu, ta sẽ đánh chết dân cả thành phố nếu không tôn xưng ngay hoàng tử Ahmed em rể ta, làm vua của nước Ấn Độ.

Những người có mặt lúc đó nghe thấy thế hô vang:

– Vua Ahmed muôn năm!

Và một lúc sau cả thành phố cùng ho vang như thế và đồng thời là lời tuyên bố hoàng tử Ahmed nối ngôi. Schaibar mặc quần áo vua Ấn Độ cho hoàng tử, đưa chàng ngồi lên ngai vàng và sau khi để triều thần tôn vinh, thề trung thành với nhà vua mới, con người kỳ dị đi dẫn em gái Pari-Banou đến trong không khí rầm rộ, giới thiệu là hoàng hậu Ấn Độ.

Hoàng tử Ali và công chúa Nourounnihar, do không tham gia vào âm mưu chống hoàng tử Ahmed, thậm chí cũng không biết có âm mưu đó, nhà vua mới liền ban lãnh địa là một tỉnh rất lớn có cả thủ đô để họ đến đấy sống trong những ngày còn lại. Nhà vua cũng cho một lính hầu đến gặp hoàng tử Houssain thông báo sự thay đổi vừa xảy ra và cho chàng lựa chọn một tỉnh theo ưa thích làm nơi cai trị của mình. Nhưng hoàng tử cảm thấy hạnh phúc trong cô đơn, nhờ tên lính cám ơn nhà vua em chàng về lòng tốt dành cho chàng, hoàng tử Houssain khẳng định sự thần phục và chỉ xin gia ân cho phép chàng tiếp tục sống ẩn dật ở nơi chàng đã chọn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *