Đặc sắc, ấn tượng và độc đáo: Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hoá
Đặc sắc, ấn tượng và độc đáo: Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hoá
Tại không gian làng dân tộc Thái thuộc Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào dân tộc Thái đến từ tỉnh Thanh Hóa đã tái hiện Lễ hội Chá Mùn, một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của đồng bào dân tộc Thái với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh sôi nảy nở, bản làng yên vui, sức khỏe dồi dào.
Trung tâm của Lễ hội là cây bông trưng bày đủ loài hoa, chim muông… và được đặt ở giữa sân
Tương truyền, xưa kia ở bản làng Mường Lúm hạn hán kéo dài, đất đai cằn cổi, người dân đói khổ, ma quỷ thường xuyên quấy phá, người dân bị ốm đau triền miên, thường xuyên bị dịch bệnh nhưng không có thuốc để chữa. Đồng bào dân tộc Thái đã cử người lên Mường Trời cầu cứu Pó Then. Lời kêu cứu đã làm Pó Then động lòng thương xót và ra lệnh mở cổng trời cho thần y, quân lính, xuống trần gian diệt trừ ma quỷ, tà ma, chữa bệnh cứu giúp dân làng để cho bản làng mưa thuận gió hòa, lúa đầy bồ, khoai sắn đầy sân, mùa màng bội thu, bản làng yên ấm Vi vậy đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lúm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cứ vào tháng 9 tháng 10 hàng năm đều tổ chức Lễ hội Chá Mùn.
Lễ vật cúng gồm: Chuối, trầu, cau, xôi, gà, gạo muối, bánh gai, rượu….
Thầy Lang cùng đang thực hiện nghi lễ cúng tế thần linh
Trung tâm của lễ hội là cây bông (gọi là Bọoc mạy) được treo lên đủ loài hoa, chim muông… và được đặt ở giữa sân. Gần cây bông đặt vò rượu cần.
Thầy cúng làm lễ cầu các thần linh phù hộ, xua đuổi tà ma, ác quỷ, cầu cho mưa thuận gió hòa, phù hộ cho dân bản được bình yên mạnh khỏe, đem đến no ấm và hạnh phúc cho muôn nhà.
Thầy lang thực hiện các nghi thức tâm linh để cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng yên vui
Lễ hội Chá Mùn thường tiến hành theo 4 bước. Bước 1: Chuẩn bị; Bước 2: Đón thần linh; Bước 3: Các hoạt động lễ hội; Bước 4: Kết thúc
Chủ buổi lễ là thầy lang chữa khỏi bệnh cho nhiều người và được người dân tín nhiệm và là người . Đồng bào Với lòng thành kính, dâng lên trời đất những sản vật do chính mình làm ra.
Lời thầy lang: “Hỡi các thần linh: Ta được thần Hoàng phái xuống trần gian để cứu nhân độ thế. Hôm nay dân bản mời các thần linh: Thần đất, thần sông, thần rừng, thần núi về đây chứng giám mâm cỗ, các thần phù hộ, xua đuổi tà ma, ác quỷ, cầu cho mưa thuận gió hoà, phù hộ cho dân bản được bình yên mạnh khoẻ, đem đến no ấm và hạnh phúc cho muôn nhà.”
Thầy Lang ban lộc và phát thuốc cho đồng bào dân tộc
Sau đó thầy Lang ban lộc và phát thuốc: “Ta chúc cho trai tráng khoẻ đôi tay, vững đôi chân để phát được nhiều nương rẫy, mắt sáng như sao để muông thú trong rừng phải sợ nhé… Ta cầu cho tất cả dân bản được mạnh khoẻ, bình yên và hạnh phúc nữa nhé.”
Màn múa khăn của đồng bào dân tộc Thái trong Lễ hội Chá Mùn
Phần hội đồng bào Thái và du khách cùng uống rượu cần
Sau phần lễ là phần hội với những làn điệu dân ca. nhảy sạp, uống rượu cần, màn múa khăn và các trò diễn xung quanh cây bông của đồng bào dân tộc Thái tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng…
Đồng bào Thái tham gia nhảy sạp trong Lễ hội Chá Mùn.
Thiếu nữ Thái xinh đẹp trong tết mục múa mừng Lễ hội Chá Mùn.
Đồng bào Thái múa quanh cây bông
Tái hiện Lễ hội Chá mùn là hoạt động thiết thực và ý nghĩa do chính chủ thể văn hóa thực hiện nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Lễ hội còn là dịp để đồng bào các dân tộc cùng giao lưu để hiểu biết lẫn nhau cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Góp phần khơi dậy niềm tự hào truyền thống văn hóa, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo HighBlueSky.com