Thứ 7, 06/10/2024 - 04:29

Lễ cưới hỏi của người dân tộc Pà Thẻn

17:40 | 09/04/2023

Lễ cưới hỏi của người dân tộc Pà Thẻn

Sinh sống lâu đời trên vùng đất Hà Giang, dân tộc Pà Thẻn hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo. Trong đó, tục cưới hỏi là một biểu trưng văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần của đồng bào.
 
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tháng 11 với chủ đề “Đại đoàn kết – Cội nguồn dân tộc”, diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội), đồng bào dân tộc Pà Thẻn, thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang về tham dự hoạt động, mang tới công chúng những nét văn hóa độc đáo trong phong tục cưới hỏi của dân tộc mình.

Đám cưới của người Pà Thẻn trải qua nhiều nghi lễ khác nhau, mỗi nghi lễ là một nét văn hóa độc đáo. Những nét đẹp truyền thống này vẫn đang được gìn giữ khá nguyên bản trong cộng đồng dân tộc Pà Thẻn tại Hà Giang. Đồng thời, một số nghi thức lạc hậu, tốn kém lãng phí đã dần được thay thế và bãi bỏ, điều đó góp phần tích cực trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Pà Thẻn.

Chủ nhà mời rượu và giao trách nhiệm cho các thành viên đoàn đón dâu.

Nghi thức mời rượu ở nhà trai trước khi đi đón dâu.

Lễ vật dùng trong lễ đón dâu.

Chủ rể thực hiện các nghi thức ở nhà trai trước khi đi đón dâu

Đoàn nhà trai phấn khởi sang nhà gái đón cô dâu. Trong đoàn đón, trưởng đoàn là người uy tín với làng bản, am hiểu luật tục có vai trò quan trọng dẫn dắt, điều hành đoàn đón

Theo quan niệm của người Pà Thẻn, trong Đoàn đi đón dâu phải là số lẻ, đến khi đón cô dâu về mới đủ đôi. Trước khi đoàn nhà trai đến, bên nhà gái phải “cửa đóng, then cài”. Vì vậy, trưởng đoàn đón phải xin phép rồi sau đó dùng gậy đẩy cửa để ra tín hiệu cho nhà gái biết đoàn đã đến trước cửa nhà…

Sau khi nhận sính lễ hoàn thành thủ tục xin dâu, trưởng đoàn nhà gái chuẩn bị sẵn một chiếc chiếu để trước cửa nhà và cúi lạy bốn góc tượng trưng cho 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; với ý nghĩ cầu may mắn và bình an cho gia đình nhà trai và gia đình nhà gái.

Nghi thức xin tổ tiên hai họ và thổ công phù trợ hai cháu sống bên nhau trọn đời hạnh phúc

Một nét đặc trưng nữa của người Pà Thẻn là, sau khi cô dâu được đón vào nhà và bỏ khăn che mặt ra, khăn che mặt sẽ được bỏ vào một chậu nước và mời trưởng đoàn rửa tay; việc làm này thể hiện lòng thành kính và lời cảm ơn của đôi vợ chồng trẻ đối với trưởng đoàn.

Người Pà Thẻn có quan niệm, chiếc ô dùng là “kỷ vật” đem lại sự may mắn, che chở cho lễ cưới được vẹn toàn, bao bọc tất cả mọi người trong lễ cưới được bình an, che trở cho quãng đường đi đón dâu được bình an.

Cô dâu chú rể hạnh phúc trong ngày cưới

Đám cưới người dân tộc Pà Thẻn tổ chức tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã  góp phần tích cực trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Pà Thẻn.

Theo Thế Dương, báo Đảng Cộng Sản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *