Quyển 7 – Chương 7
Đến chiều, khi ông Ilaghin từ giã Nikolai, chàng thấy đường về nhà còn xa quá nên nhận lời ghé lại nhà ông chú ở làng Mikhailovka nghỉ lại.
– Nếu các cháu về nhà chú thì thật là khá thực! – Ông chú nói – Về nhà chú hơn chứ. Đấy các cháu thấy không, thời tiết thì ẩm ướt, các cháu có thể nghỉ ngơi một tí, rồi sẽ cho xe Droiki đưa bá tước tiểu thư về.
Họ nhận lời ông chú, cho một người thợ săn về Otradnoye lấy xe; còn Nikolai, Natasa, và Petya thì về nhà ông chú.
Năm sáu người đầy tớ trai gái vừa nhớn vừa bé chạy ra thềm đón chủ. Mấy chục người đầy tớ trai gái, già có, trẻ có, nhớn có, bé có, từ thềm sau ùa ra xem tốp người đi săn đang tiến vào nhà. Thấy Natasa, một người con gái, một cô tiểu thư mà lại cưỡi ngựa, bụng tò mò của các gia nhân nhà ông chú lên đến cực độ, đến nỗi nhiều người không ngần ngại gì đến gần Natasa, nhìn chăm chăm vào mặt nàng và tha hồ bình phẩm ngay trước mặt nàng, như bình phẩm một vật lạ được trưng bày, tưởng như đồ vật đỗ chẳng phải là người cho nên không thể nghe hiểu những điều người ta bàn tán về mình được.
– Arinka, xem kìa, cô ấy ngồi vắt hai chân sang một bên nhỉ!
– Xem cái váy vẫn buông thõng xuống kìa… Mày thấy không, có cả cái sừng(1) nữa kìa!
– Ông bà ông vải ơi! Lại có cả một con dao nữa!
– Trông thật như một mụ Tatar ấy nhỉ!
– Cô làm thế nào mà không lộn tùng phèo xuống hả? – Người dạn dĩ nhất hỏi thẳng Natasa.
Ông chú xuống ngựa bên thềm ngôi nhà nhỏ bằng gỗ có vườn bao bọc, rồi đưa mắt nhìn các gia nhân một lượt, ông lên giọng hách dịch quát những người không có việc gì lui ra và sai làm những việc cần thiết để tiếp đón các tân khách và phường săn.
Mọi người đều chạy đi sửa soạn. Ông chú đỡ Natasa xuống ngựa và cầm tay nàng dắt lên mấy bậc thềm bằng ván ọp ẹp. Trong nhà không trét thạch cao, tường làm bằng những súc gỗ lớn, trông không lấy gì làm sạch lắm, – có thể thấy rằng những người ở nhà này cũng chẳng cố ý chăm chút cho ngôi nhà khỏi có vết bẩn, nhưng cũng không thấy vẻ bừa bộn cẩu thả. Trong phòng mặc áo phảng phất mùi táo tươi, trên tường treo ta liệt những tấm da sói và da chồn.
Ông chủ dẫn khách qua phòng ngoài, sang một gian phòng nhỏ có đặt chiếc bàn xếp và mấy chiếc ghế gỗ đỏ, rồi vào gian phòng khách bày một cái bàn tròn bằng gỗ bạch dương và một cái đi-văng, rồi lại dẫn họ vào gian phòng làm việc có chiếc ghế sofa thủng mặt, một tấm thảm đã sờn và mấy bức chân dung của Xuvorov, của hai cụ cố thân sinh của chủ nhân và bản thân chủ nhân mặc quân phục. Phòng làm việc sặc mùi thuốc lá và mùi chó săn.
Trong phòng làm việc ông chủ mời khách ngồi và xin họ cứ tự nhiên như ở nhà, rồi ông bỏ ra ngoài. Con Rugai, lưng hãy còn lấm bùn, chạy vào phòng, leo lên đi-văng, thè lưỡi hếm mình và lấy răng chuốt lông cho sạch. Từ phòng làm việc đi ra là một dãy hành lang, trong đó thấy có một tấm bình phong mặt vải đã rách. Từ phía sau tấm bình phong đưa ra những giọng phụ nữ cười khúc khích và nói thì thầm. Natasa, Nikolai và Petya cởi áo ngoài và ngồi xuống đi văng. Petya gối đầu lên khuỷu tay và lập tức ngủ thiếp đi; Natasa và Nikolai ngồi yên lặng. Mặt họ nóng bừng, bụng họ rất đói và lòng họ rất vui. Hai anh em nhìn nhau (sau buổi săn, ngồi trong phòng, Nikolai thấy không cần phải tỏ rõ ưu thế của đấng nam nhi trước mặt em gái nữa). Natasa đưa mắt nháy anh, và cả hai đều không nhịn được, phá lên cười giòn giã, tuy chưa kịp nghĩ ra một cớ gì để cười như vậy cả.
Một lát sau ông chú bước vào, mình mặc áo kazakin quần xanh, chân đi ủng ngắn. Dạo trước: khi ông ta mặc bộ quần áo này đến Otradnoye. Natasa rất ngạc nhiên và buồn cười, nhưng bây giờ nàng lại thấy đó là một bộ y phục chỉnh tề chẳng kém gì các thứ áo lễ phục. Ông chú lúc bấy giờ đang vui; nghe tiếng cười của hai anh em, không những ông không giận (ông không hề có ý nghĩ rằng hai cháu lại có thể cười cảnh sinh hoạt của mình), mà lại còn cất tiếng cười theo tiếng cười vô cớ của họ nữa.
– Chà cô bé bá tước tiểu thư này, thật khá thật! Chú chưa hề thấy cô nào như cô đấy! – Ông vừa nói vừa đưa cho Roxtov một cái tẩu thuốc dài ngoẵng, còn mình thì cầm một cái tẩu ngắn có trạm trổ giữa ba ngón tay với một cử chỉ quen thuộc.
– Cưỡi ngựa suốt một ngày, đàn ông như vậy cũng là giỏi rồi, thế mà cứ như không ấy.
Ông chú vào được một lát thì người hầu gái – nghe tiếng bước chân ở bên ngoài có thể nhận ra là chị ta đi đất – mở cửa phòng và một người đàn bà trạc bốn mươi tuổi, béo đẹp, hồng hào, có hai lớp cằm và đôi môi mọng đỏ chót, hiện ra ở khung cửa, tay bưng một chiếc mâm lớn bầy đầy những thức ăn. Với một vẻ ân cần mến khách lộ rõ trong đôi mắt và trong từng cử chỉ, bà ta đưa mắt nhìn các tân khách và lễ phép cúi đầu chào, môi nở nụ cười trìu mến.
Fiodorovna bước vào. Trên mâm bày nào là rượu cỏ, rượu anh dào, nào là nấm, bánh đa bằng bột mì đem tẩm nước bơ, nào là mật ong tươi, mật ong ngào sủi bọt, táo hạnh nhân tươi, hạnh nhân rang và hạnh nhân ngào mật. Sau đó Amxya Fiodorovna lại bưng thêm mứt mật ong và mứt đường, một súc giăm-bông và một con gà mới quay xong.
Tất cả những món đó đều do bàn tay đảm đang của bà Anixya Fiodorovna làm ra. Tất cả những món đó đều đượm hương thơm và phong vị của Amxya Fiodorovna. Tất cả những món đó đều phảng phất cái tươi mát, sạch sẽ, cái nước da trắng trẻo và nụ cười niềm nở của bà.
– Cô ăn đi, bá tước tiểu thư ạ, – Anixya Fiodorovna vừa nói vừa tiếp cho Natasa hết món ăn này đến món ăn khác.
Natasa ăn tất và tưởng chừng như xưa nay nàng chưa bao giờ thấy ở đâu những chiếc bánh da tẩm nước bơ, những món mứt, những hạt hạnh nhân ngào mật và những miếng thịt gà quay thơm ngon như thế này. Amxya Fiodorovna lui ra. Roxtov và ông chú vừa ăn vừa uống rượu anh đào, chuyện trò về cuộc đi săn vừa qua và cuộc đi săn sắp tới, về con Rugai và đàn chó săn của Ilaghin. Natasa, đôi mắt sáng ngời, ngồi thẳng người trên đi-văng lắng tai nghe hai người nói chuyện. Đã mấy lần nàng cố lay chú Petya dậy ăn dăm ba miếng, nhưng chú bé chỉ làu nhàu mấy tiếng gì trong miệng rồi lại ngủ say. Natasa thấy lòng vui phơi phới, nàng thấy thích thú cái khung cảnh mới này đến nôi nàng chỉ sợ xe đến đón nàng về sớm quá.
Sau một lát im lặng ngẫu nhiên, như những phút im lặng thường thấy khi người ta tiếp chuyện người quen ở trong gia đình lần đầu, ông chú nói, như để đáp lại những ý nghĩ trong trí óc anh em Roxtov.
– Đấy tôi an hưởng tuổi già như thế đấy… Đến khi người ta chết đi thì – khá lắm! – chẳng có gì sất. Thế thì việc gì phải chịu thiếu thốn?
Gương mặt của ông chú có vẻ ngụ nhiều ý nghĩa, mà lại có vẻ đẹp lên nữa trong khi nói câu này. Roxtov bất giác nhớ lại tất cả những điều tốt đẹp mà cha chàng và những người láng giềng thường nói về ông. Trong khắp tỉnh này ông chú nổi tiếng là một người gàn dở nhưng hết sức trung thực và vô tư. Người ta thường mời ông phân xử hộ những chuyện gia đình, giao cho ông làm người thừa hành di chúc, thổ lộ với ông những chuyện bí mật, bầu ông làm quan toà và mời ông giữ nhiều chức vụ khác, nhưng ra làm việc nhà nước thì ông cứ một mực khăng khăng không chịu, mùa thu và mùa xuân ông cưỡi con ngựa thiến màu hung nhạt đi chơi trên cánh đồng, mùa đông thì ngồi nhà, mùa hạ thì nằm trong khu vườn rậm rạp.
– Sao chú không ra làm việc nhà nước hả chú?
– Có ra làm, nhưng rồi lại thôi. Tôi mà làm việc nhà nước thì có ra gì, khá thật! – Tôi chẳng hiểu gì sất. Đó là việc của anh, chứ tôi thì chẳng đủ tài. Còn như săn bắn thì lại là chuyện khác, – – Cái này thì khác luật! Ê, mở cửa ra chứ, – Ông quát – Sao lại đóng cửa thế hả?
Cái cửa ở cuối hành lang (ông chú gọi là “hành nang”) dẫn vào phòng săn – tức là phòng gia nhân dành cho phường săn. Lại nghe tiếng chân đi đất bước nhanh, và một bàn tay vô hình mở cánh cửa vào phòng săn. Từ hành lang vẳng lên những âm thanh nghe rất rõ của một cây đàn balalaika. Người đánh đàn chắc phải là một tay lão luyện nghề này. Từ nãy Natasa cố lắng tai nghe tiếng đàn; bây giờ nàng ra hẳn hành lang để nghe cho rõ.
Ông chú nói:
– Ấy chú đánh xe Mitka nhà tôi đấy… Tôi mua cho chú một cây đàn thật tốt, tôi thích nghe lắm.
– Hay thật! Quả là rất hay, – Nikolai nói, chàng bất giác nói một giọng ít nhiều có vẻ khinh thường, tưởng chừng như chàng lấy làm ngượng khi phải thừa nhận rằng tiếng đàn này khiến chàng thích thú.
– Rất hay là thế nào? – Natasa nói, giọng đầy trách móc vì nàng đã cảm thấy vẻ khinh thường của anh, – Không phải là hay, mà là tuyệt diệu ấy chứ! – Cũng như món nấm, món mật ongvà rượu anh đào của ông chú mà Natasa thấy là ngon nhất thế gian, điệu đàn này đối với nàng dường như cũng là tuyệt đỉnh của nghệ thuật âm nhạc.
– Nữa đi, làm ơn đánh nữa đi, – Natasa nói vọng về phía cửa khi tiếng Balalaika vừa dứt. Mitka lên lại đây đàn và lại chơi điệu “Phu nhân” một cách phóng túng, có nhiều biến tấu và nhiều nét láy lại ông chú ngồi nghe, đầu nghiêng một bên, miệng hơi mỉm cười.
Nhạc đề bài “Phu nhân” được chơi đi chơi lại hàng trăm lần. Đã mấy lần người đánh đàn phải lên dây lại, rồi cũng lại điệu đàn ấy nổi lên, nhưng những người nghe không hề thấy chán tai, cứ muốn nghe mãi. Anixya Fiodorovna bước vào và tựa cái thân hình to béo vào khung cửa. Bà mỉm cười một nụ cười giống hệt nụ cười của ông chú hồi nãy, nói với Natasa:
– Tiểu thư cũng thích nghe à? Chú Mitka nhà chúng tôi đàn hay lắm đấy.
Bỗng ông chú hoa mạnh tay một cái rồi nói:
– Thôi đoạn này hắn chơi hỏng rồi. Chỗ này phải láy chứ, khá thật! Phải lấy mới được!
– Thế chú cũng biết chơi sao? – Natasa hỏi.
Ông chú mỉm cười không đáp.
– Này Amxyuska, bà thử vào xem cây đàn có còn đủ dây không nào, cây đàn ghi-ta ấy mà! Đã lâu không mó tới đàn, khá thật! Bỏ lâu rồi.
Anixya Fiodorovna vui vẻ bước nhẹ nhàng tuân lệnh ông chú vào lấy cây đàn ghi-ta đem ra.
Ông chú chẳng nhìn ai, ghé miệng thổi bụi, đưa mấy ngón tay xương xấu gõ gõ lên mặt đàn, lên đây và ngồi lại cho ngay ngắn trên ghế bành. Ông cầm lấy đàn (với một tư thế hơi tuồng, khuỷu tay phải trải khuỳnh rộng ra) ở phía trên chiếc cần một chút đưa mắt nháy Amxya Fiodorovna một cái, rồi không chơi diệu “Phu nhân” mà lại đánh một hợp âm trong trẻo ngân vang, rồi vẻ điềm tĩnh nhưng quả quyết, với một nhịp điệu rất khoan thai, ông bắt đầu chơi diệu ca khúc nổi tiếng “Dọc dường phố lát đá”. Và dần dần, theo nhịp đàn, với niềm vui thanh thoát điềm đạm như niềm vui toát ra từ toàn thân Anixya Fiodorovna, điệu hát vui tươi vang dội trong tâm hồn Nikolai và Natasa. Anixya Fiodorovna đỏ mặt, lấy khăn che miệng cười khúc khích và bỏ ra ngoài. Ông chú tiếp tục đánh đàn một cách mạnh dạn và thận trọng, tiếng đàn rất thanh khiết đôi mắt long lanh sáng lên vì cảm hứng nhìn vào chỗ Anixya Fiodorovna vừa đi ra. Bóng dáng một nụ cười phảng phất một bên khuôn mặt ông, dưới bộ râu mép hoa râm, nhất là những khi điệu nhạc dồn dập rồi đột ngột ngừng lại ở những chỗ chuyển điệu.
– Tuyệt quá, tuyệt quá chú ạ! Nữa đi, đánh nữa đi! – Natasa reo lên khi thấy tiếng đàn vừa dứt. Nàng nhảy lên chạy lại ôm choàng lấy ông chú mà hôn. Rồi nàng ngoái lại nhìn anh nói:
– Nikolenka, Nikolenka! – vẻ như muốn hỏi chàng: làm sao thế nhỉ?
Nikolai cũng rất thích tiếng đàn của ông chú. Ông chú chơi lại bài hát một lần nữa. Gương mặt tươi cười của Anixya Fiodorovna lại hiện ra trong khung cửa, và phía sau lại có thêm nhiều khuôn mặt khác… “Sau dòng suối mát lạnh, cô gái kêu lên: Hãy khoan, đợi em với!” tiếng đàn của ông chú lại vang lên; rồi sau một đoạn biến tấu rất khéo, ông ngừng đàn và rùng vai một cái.
– Kìa, chú ơi, chú yêu quý của cháu, – Natasa rên rỉ, giọng khẩn khoản van lơn, như thể cả cuộc đời của nàng đều lệ thuộc vào đấy ông chú đứng dậy, và tựa hồ như trong ông ta có hai con người – một người nghiên trang mỉm cười chế nhạo anh chàng vui tính kia, còn anh chàng vui tính đang làm một động tác ngây ngô cẩn thận để mở đầu cho điệu nhảy.
– Nào, cháu! – Ông chú gọi to, bàn tay vừa đánh hợp âm cuối cùng trên đàn đưa lên vẫy Natasa.
Natasa cởi chiếc khăn quàng trên vai, chạy đến trước mặt ông chú, chống tay cạnh sườn và nhích hai vai lên rồi lấy điệu đứng đợi.
Không biết cái cô bá tước tiểu thư kia, vốn được một người đàn bà Pháp lưu vong dạy dỗ, làm thế nào mà hấp thụ được cái phong vị Nga ấy, không biết nàng lấy đâu ra những dáng điệu ấy, những dáng điệu mà những bước khăn san đáng lẽ lấn át từ đâu? Dù sao phong cách của nàng đúng là phong cách mà ông chú mong đợi, cái phong cách không sao bắt chước được, không sao phân tích nổi, cái phong cách thuần tuý của dân tộc Nga. Khi nàng vừa đứng dậy, miệng mở một nụ cười trang trọng và kiêu cãng, vui tươi và ranh mãnh, thì mối lo sợ lúc đầu của Nikolai và của cả cử toạ, sợ rằng nàng sẽ có những động tác không đúng kiểu, vút biết mất, và họ bắt đầu say mê ngắm nàng.
Động tác, cử chỉ của nàng đúng quá, đúng hoàn toàn đến nỗi Anixya Fiodorovna, lúc bấy giờ đã trao ngay cho nàng chiếc khăn vuông cần cho điệu nhảy, phải vừa cười vừa ứa nước mắt trong khi cô bá tước tiểu thư mảnh dẻ, yêu kiều, lớn lên trong nhung lụa và xa lạ đối với bà, nhưng lại hiểu được tất cả những gì trong tâm hồn Anixya, trong tâm hồn của ông bố Anixya của bà dì và của mẹ bà ta, trong tâm hồn của mọi người Nga.
– Chà bá tước tiểu thư, tuyệt thật! – Ông chú vui sướng cười ha hả khi điệu nhảy kết thúc. – Chà, cô cháu tôi cừ quá! Chỉ cần chọn cho cô một anh chồng ra trò nữa thôi, khá thật.
Nikolai cười tủm tỉm nói:
– Chọn rồi đấy.
– Thế à? Ông chú ngạc nhiên nói, đưa mắt nhìn Natasa có ý hỏi.
Natasa mỉm cười vui sướng và gật đầu:
– Mà chồng cháu thì tuyệt lắm… – nàng vừa nói đến đây thì lại nghĩ sang chuyện khác. Cái nụ cười của Nikolai khi anh ấy nói: “Chọn rồi đấy” có ý nghĩa gì? Anh ấy bằng lòng hay không bằng lòng? Hình như anh ta nghĩ rằng giá có Bolkonxki của ta ở đây thì chàng sẽ không tán đồng và không hiểu được nỗi vui sướng của chúng ta thì phải. Không phải đâu chàng vẽ hiểu hết. “Bây giờ chàng đang ở đâu?” – Natasa nghĩ thầm, và gương mặt nàng bỗng nghiêm trang hẳn lại. Nhưng có vẻ đó chỉ thoáng qua trong một giây. “Đừng nghĩ, không nên nghĩ đến điều đó” – nàng tự nhủ và mỉm cười để ngồi cạnh ông chú như cũ, yêu cầu chú chơi thêm một bài gì nữa.
Ông chú chơi một vài ca khúc và một diệu valse nữa; sau đó ông ta im lặng một lúc, đằng hẵng mấy cái rồi cất tiếng hát bài hát đi săn yêu thích của ông ta:
Đẹp thay, những bông tuyết đần mùa,
Trong bóng chiều nhẹ buông…
Ông chú hát đúng như nhân dân hát, với một lòng tin trọn vẹn và ngây thơ rằng bao nhiêu ý nghĩa của bài hát đều nằm cả trong lời ca, rằng điệu nhạc tự nó toát ra từ lời ca và không thể tồn tại riêng được: điệu nhạc chẳng qua là để hát cho có nhịp thôi. Chính vì vậy mà điệu hát không có ý thức như tiếng chim hót, nghe hay lạ lùng.
Natasa say sưa nghe ông chú hát. Nàng quyết định sẽ thôi học đàn thụ cầm. Mà chỉ chơi ghi-ta thôi. Nàng mượn cây đàn của ông chú và tìm ngay được những hợp âm đệm theo bài hát.
Khoảng gần mười giờ một chiếc xe ngựa, một chiếc droiki và ba người đầy tớ cưỡi ngựa đi tìm Natasa và Petya đã đến. Bá tước và phu nhân hiện không biết hai chị em ở đâu, và theo lời mấy người đầy tớ thì hai ông bà đang lo lắm.
Họ mang Petya đặt lên xe ngựa như đặt một cái xác chết; Natasa và Nikolai ngồi lên xe droiki. Ông chú khoác áo cẩn thận cho Natasa và từ biệt nàng một cách trìu mến hơn hẳn khi trước.
Ông đi bộ tiễn họ ta cái cầu mà họ đi vòng để lội qua ngòi, và sai bọn thợ săn cầm đèn đi trước. Giọng nói của ông chú vang lên trong bóng tối.
– Cháu thân yêu của chú, cháu về nhé! – đó không phải là giọng nói Natasa đã từng biết trước kia, mà là cái giọng lúc nãy vừa hát: “Chiều về, những bông tuyết đầu mùa”. Cái làng họ đi qua có nhiều dốm lửa đỏ và phảng phất một mùi khói gợi lên những ý nghĩ vui vui.
Khi họ đã ra đường cái lớn Natasa nói:
– Chú ấy đáng yêu quá nhỉ?
– Ừ – Nikolai nói – Em có rét không?
– Không, em thấy dễ chịu lắm. Em thấy rất dễ chịu, – Natasa nói giọng hầu như ngạc nhiên. Hai người im lặng hồi lâu.
Đêm hôm ấy trời tối và ẩm. Nhìn ra phía trước không trông thấy ngựa, chỉ nghe tiếng chân ngựa giẫm lép bép trong bùn.
Những gì đang diễn ra trong cái tâm hồn ngây thơ và nhạy cảm ấy một tâm hồn khao khát đón tiếp và hấp thụ tất cả những ấn tượng muôn màu muôn vẻ của cuộc đời? Làm sao tâm hồn nàng có thể chứa đựng tất cả những thứ đó? Dù sao nàng cũng rất vui sướng.
Khi xe đã sắp về đến nhà, nàng bỗng cất tiếng hát nhạc đề của bài “Đẹp thay, những bông tuyết đầu mùa”, mà suốt đoạn đường nàng cứ cố nhớ lại mà mãi bây giờ mới nhớ ra.
– Tìm ra được rồi đấy ạ? – Nikolai nói.
– Vừa rồi anh nghĩ gì thế hả anh Nikolai? – Natasa hỏi. Hai anh em thường vẫn thích hỏi nhau câu đó.
– Anh ấy à? – Nikolai vừa nghĩ vừa nói – Này nhé, lúc đầu anh nghĩ rằng Rugai, con chó hung ấy mà, trông nó giống như chú ấy, và giả thử nó là người thì nó sẽ nuôi mãi chú ấy trong nhà, nếu không phải để đi săn, thì cũng để cho vui vì chú ấy với nó hợp nhau lắm: Chà, chú ấy vui tính thật đấy! Đúng không nào? Thôi, thế còn em thì em nghĩ gì?
– Em ấy à? Yên nào, yên nào. À phải, lúc đầu em nghĩ rằng chúng ta cứ yên trí mình đang về nhà, nhưng thật ra chúng ta đi trong bóng tối thế này, có trời biết đi đâu, rồi bỗng nhiên chúng ta đến một nơi nào đấy không phải Otradnoye mà là một vương quốc thần kỳ. Sau đó, em còn nghĩ đến… Không, chả nghĩ gì nữa cả.
– Biết rồi, nghĩ đến anh ấy chứ gì. – Nikolai nói và nghe giọng nói của chàng trong bóng tối. Natasa cũng biết là chàng đang mỉm cười.
– Không. – Natasa đáp, mặc dầu quả thật nàng có nghĩ đến công tước Andrey và thử đoán xem chàng có thích ông chú của nàng không. – Thế rồi suốt đường em cứ nghĩ đi nghĩ lại: Anixyuska đi đứng đẹp thật đẹp thật… – Natasa nói.
Và Nikolai nghe thấy tiếng cười giòn giã hồn nhiên, vui tươi của nàng.
Rồi bỗng Natasa lại nói:
– Này, anh ạ, em biết rằng sau này chẳng bao giờ nữa em sung sướng, thanh thản được như bây giờ đâu.
– Chỉ nói dại vớ vẩn, – Nikolai nói rồi nghĩ thầm: “Cái con bé Natasa của mình đáng yêu quá! Mình không thể có một người bạn nào hơn thế, mà sau này cũng chẳng tìm đâu ra. Nó đi lấy chồng làm gì? Nếu không có phải cứ được đi chơi với nhau mãi không!”
“Cái anh Nikolai ấy đáng yêu quá! ” – Natasa thầm nghĩ.
– À! Trong phòng khách hãy còn đèn – nàng nói, tay chỉ vào mấy ô cửa sổ của ngôi nhà, đang lấp lánh trong đêm tối ấm ướt và dịu như nhung.
Chú thích:(1) Ý muốn chỉ cái tù và bằng sừng của người đi săn.