Thời sự hè 72 – Bình luận
I
Với chiến công, ta hiểu lại các vấn đề
Phát giác sự việc ở bề chưa thấy
Ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa.
Những năm tháng sao mà trọng đại
Ngổn ngang thay mà rất đổi oai hùng
Trăm vạn khối mây trời cổ quái
Nhưng chính lúc đe ra ngày, sinh hạ những hừng đông
Bến phà kia ta qua lại bao lần
Đêm nay ngỡ có gì không hiểu nổi
Giòng sông ấy không phải sông ấy nữa
Từng ngọn sóng đầu lau chất chứa
Những bão bùng và những chiến công
Mỗi bãi sú bờ đê thoát ra cuộc sống riêng nhỏ hẹp riêng mình
Sống đời Tổ quốc
Chốc nữa cùng ta giao phong trận mạc
Đất đai này cùng với thịt da ta
Trận địa gần lẫn chiến trường xa
Sông Hồng ấy và Bạch Đằng xưa trong quá khứ
Hoà làm một. Hoá thành lịch sử.
Ố! tấm lòng ngày qua không đủ cỡ
Để hiểu sáng mai này
Kia! Sắp một trang qua.
II
Điều hiểu lớn, ta hiểu thêm về Bác
Với đấi nước sinh ra mình, Bác vàn là điều bí mật
Một thế hệ, vài thế hệ chúng ta chưa đủ hiểu hết Người.
Cứ mỗi bước đi lên, dân tộc lại định nghĩa về Người từ bản chất
Đọc vào sự nghiệp, núi sõng, Di chúc của Người và hỏi “Bác là ai?”
Bác là ai? – Ngày hôm nay Bác là vị tướng.
Trong cõi trường sinh tiếng hát trong của Người là một tiếng suối xa…
Nhưng khi đất nước cần chém triệu đầu quân giặc
Thì tiếng hát diệu kỳ là tiếng thét
“Tiến lên, toàn thắng ắt về ta”
Rồi mai đây ta sẽ trở về với vầng trăng thơ suy tưởng của Người
Nhưng hôm nay Bác là mặt trời chiến thắng
Mặt trời Người kín đáo cạnh nhành mai
Người ghét sự chói chang, nhưng chính người là nguồn ấm nóng
Của vầng hồng đanh dẹp bóng đêm lui
Tia sáng cùa Người, ánh mắt của Người xuyên ngang thế kỷ
Cần gì gội là chân lý thì mới là chân lý
Ánh mắt xuyên từ buổi tập súng gỗ hảo mai trrên bãi đậu tương vàng
Đến ngày nay bài binh bố trận những sư đoàn.
Sao ta có thể giật lại từng mảng non sông ở bàn tay Mỹ – Nguỵ
Nếu không có ngày Bác cầm hôn nắm đất ở ngoài hang?
Cầm nắm đau thương tuổi nhục trên tay, cầm tế bào đất nước trên tay,
Bác nhào nặn lại
Đặt tương lai trong một chiếc bọc hồng
Dẫu trăm trứng Âu Cơ vẫn chưa là thần thoại
Ta thai nghén đau thương mà sinh nở cái oai hùng.
Và danh hiệu Hồ Chí Minh xuất hiện trên xứ sở trống đồng
bốn nghìn năm như vậy đó
Phải có những trống đồng mới, những hùng ca mới thời đại
ta ca vang công đức của Người.
Một thế hệ Hồ Chí Minh: ấy là phương hướng
Một thành phố Hồ Chí Minh làm đích phía chân trời.
Hồ Chí Minh, có phải Người cùng ta đang tiến giữa hàng quân
Ngọn cờ đỏ chỉ đường cho thiết giáp
Cả khi ta trụ lòng ta lại để tiến trong cơn đau vết máu Hải Phòng
Chính lúc ấy, lòng ta nghe tiếng Bác.
Ních-xơn tên bạo chúa, mày hiểu điều ấy chứ?
Vì sao những bom B-52 quỷ ma làm thế giới phải kiêng dè
Mà ta chấp nhận cùng mày cuộc đọ sức, đương đầu lịch sử?
Mang phẩm chất Hồ Chí Minh trong người, ta quyết diệt mày, ta bám trụ
Mày không thể dành của đất nước này một gốc lúa, một thân tre.
III
Cái cân lượng đau thương này rất lớn
Rồi đây các thế hệ sẽ đong cân trên hạnh phúc của mình
Cho tay hái một chùm ngon ngọt ngày mai, thì hôm nay
biết mấy máu xương phải bón
Đánh giặc một phần tư thế kỷ rồi, chúng ta không ai đùa với chiến tranh
Cả nước đau đêm mười sáu tháng tư thảm sát Hải Phòng
Cái Li-đi-xe Việt Nam, cái Ô-ra-đua Việt Nam này dẫu ngài Hit-le
tái sinh cũng không dám nhận.
Nếu Kit-xin-gơ định phối hợp sự thông minh Na-zy của y với kỹ nghệ
Hoa Kỳ làm sản phẩm
Thì với máu này, hắn đã thành công.
Ních-xơn, mày không còn nhiên liệu nào khác ư mà đốt những giường
trẻ sơ sinh, gót đỏ thiên thần, tay non chới với
Mày chẳng còn con sông nào để ngắm ư mà phải dùng đến máu người
Tiếng máu lang thang đi giữa đất trời
Dẫu nghìn thi sĩ thiên tài không dỗ nổi
Chúa Giê-su bị thương rồi còn phải bị thương thêm
Những quả bom mang nhãn hiệu 72, sinh sau Chúa 1972 năm
còn giết Chúa!
Thông điệp mày xuýt xoa Thượng đế từng câu từng chữ
Mày giết những thánh đường, thiêu huỷ những toà sen
Ta cắn răng chấp nhận trên thịt da ta vết diêm sinh,
vết bỏng khổng lồ này
Cứ mỗi vết thương, một đám mây, một nỗi buồn thì còn đâu máu
Lòng ta đau ư? Ta ghìm lòng như trận bão
Nuốt những vết thương vào trong, giòng máu vào trong,
cốt giết được mày!
Ta từng biết cộng những nỗi đau vào những nỗi đau làm
trăm cuộc tiến công
Ta sắt đanh lòng ta lại, cho nó cao hơn lòng ta, cao hơn tình thế
Cứ giết được mày xong thì máu lại hồi sinh, ta lại trẻ
Giờ chưa phải là lúc nắn các vết thương mình ra cho
nó hoá mênh mông.
Ai không đau khi lửa cháy các ngôi nhà
Chỉ gỗ rách nát tươm đủ lòng ta đau buốt
Con ra đi mẹ nhớ thương từng tiếng guốc
Có khúc đường nào gần, khi con trẻ dần xa…
Ta chịu đau mà sinh hạ các bài ca
Nếu thế hệ này chịu đau thì thế hệ sau nghe hát
Miền Bắc chịu đau cho miền Nam sống những ngày độc lập
Những phút nhìn trời, ta đâu tiếc thịt xương ta…
Ta xẻ mình ra ngang dọc chiến hào
Cho Tổ quốc liền sông núi vạn đời sau
Việt Nam chịu vạn ngày lửa đạn
Cho nghìn năm nhân loại ngẫng cao đầu
Trong lịch sử bốn ngàn năm, cái đau thương lúc nào chả có.
Nhưng huy hoàng ư? Nay mới chính thực huy hoàng
Thắng giặc rồi, cơn đau lớn cũng thàh ra sẹo nhỏ
Bác dạy “Còn người, còn nước, còn non…”
Diệt Mỹ! Đấy là tiếng thét vang trước lúc thành tro của em be Hải Phòng
Diệt Mỹ! Lời trăn trối cuối cùng của người mẹ đưa con vào dòng sơ tán…
Hãy dấy đáy lòng ta thành lửa đạn
Trả thù cho những người hy sinh đêm ấy vì ta, bằng những chiến công…
IV
Đế quốc Mỹ, Nich-xơn, kẻ thù nguy hiểm nhất…
Mỗi lần dân tộc ta cất mình lên, cất cánh lên, lại thấy nó đấy rồi.
Anh bạn tôi hai mươi năm trước gặp bom Mỹ ở cầu sông Đuống,
Anh ban tôi hai mươi năm sau lại gặp bom Mỹ ở cầu sông Đuống.
Tiếng tàu bau Mỹ theo con từ lúc con đánh ô ăn quan trong suốt
cho đến nay ra chiến hào nóng bỏng…
Đế quốc Mỹ ta vừa giết nó xong, lại thấy nó án ngữ phía chân trời.
Nich-xơn tên chống Cộng điên cuồng, bẩm sinh chống Cộng
Càng những ngày này đây điề ấy chớ nên quên.
Nửa thế ký rồi, nó ngắm vào cờ đỏ, vào đế quốc ca mà nổ súng
Đánh hơi thấy máu thuyền thợ công nông ở đâu thì sục đến liền.
Ôi ngững Đức Bà bế con, rơi con khi bom nổ kia nào
biết Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản là gì?
Va hàng trăm trẻ em bị na-pan hoá trong nôi kia chưa một em nào
cầm Tư bản luận!
Nào Phật có tham gia cuộc đấu tranh ý thức hệ nào đâu
mà cũng cháy bom bi.
Này tiến sĩ Kít-xin-gơ hay mày cho thế mới thực là biện chứng?
Thôi đi Nich-xơn, mày chớ mong bịp ta và ngọn cờ
chống Cộng Nich-xơn…
Ta biết khi lợi nhuận đòi hát bài quốc tế ca, thì mày cũng
chui và đội đồng ca và cùng hát
Mày đứng gần ta để dễ giết ta hơn
Mày đừng hòng đánh lộn sòng, dù có chào chân dung hay
trích lời văn của Mác.
Ôi sao ta đói quả, đói lý tưởng, đói tình mà đói giết người
Ngỡ như không có lương thực là máu người thì Nich-xơn
không sống được.
500 người, 1000 người ở Hải Phòng, ở Mỹ Lai đối với hắn
chỉ là tin trên báo nhỏ mà thôi
Gấp đôi số ấy, hắn vẫn chưa thoả lòng đói khát.
Hỡi anh, nhà bác học, để tìmmột vệt sống, một chất hữu sinh
đã dày công thám hiểm thiên hà
Anh, nhà hoạ sĩ bỏ cả cuộc đời để vẽ một đôi mắt người
hư mùa thu, như sóng bể.
Anh, nuôi những tế bào, ghép từng quả tim với tấm lòng
tạo hoá cưu mang của người bác sĩ.
Anh, mong rủ xuống con người một giọt lệ, một cành sương
của những triết gia.
Công các anh chỉ là công cốc
Nếu chưa diệt được loài đế quốc
Anh nhem nhúm từng ngọn lửa, hơi thở, hạt tấm con để dựng nên đời
Để Nich-xơn hoá thành bụi thành tro trong phút chốc.
Ních-xơn, tên chửa đẻ chiến tranh, thổ huyết chiến tranh,
mang hồng huyết cầu chiến tranh trong di truyền bào thai của nó.
Ních-xơn, kẻ thù của mọi sự sống, mầm xanh, buồng trứng giống nòi.
Nó thích những đất không chim, mùa không cây, mặt đất sạch trụi người
Nó mê nhìn trái đất thành từng vệt thảm B.52, chia cuộc đời
ra thành từng ô toạ độ.
Nhân loại chỉ còn có cọc nạng làm chân tay, và lửa thanh là
tất cả hình hài
Thế, nên ta chỉ còn một con đường thôi, một triết học thôi,
một tôn giáo cứu sinh thôi là: diệt Nó.
Có phải Nich-xơn chỉ giết người thôi đâu, có còn triết lý
say sưa về công cuộc giết người.
Tên đại tá Mỹ ném bom Hải Phòng khen sắc da cam ngọn lửa
thiêu người kia là tuyệt vời ngọ mục
Mỗi trang máu kèm một trang triết học
Ném thuỷ lôi xong, tên Xa-tăng lại cầu kinh Thượng đế đấy rồi
Ních-xơn nói về thế hệ mai sau, về thương lượng kỷ nguyên,
về hoà bình áo trắng
Ta gặp nó không phải chỉ ở chiến trường đâu, mà trên
những quảng trường, ở những thánh đường
Nơi này ngọt, nơi kia thì nó đắng
Chỗ này bạo tàn, chỗ khác văn chương!
Kẻ thù nguy hiểm nhất thời ta! Ta đã đem xương máu đo
lường khi viết nên chữ nhất.
Ních-xơn vừa muốn giết ta lại vừa muốn nấp sau khói khói
hương hương của những điện thờ.
Hỡi những ai kêu thất thanh tội ác phía này hay phía khác
Hãy quay súng về phía Ních-xơn. Đấy chính kẻ thù.
V
Thời đại khác rồi, Đinh Bộ Lĩnh ơi!
Không thể đuổi giặc bằng cờ lau được
Cũng không thể như cha ông cầm cọc Bạch Đằng
Ta đọ sức với tên gian ác khổng lồ từng mơ hái sao Kim, sao Hoả
Ghìm thế giới trong muôn nghìn tiếng nổ…
Chân máu năm lần đổ bộ lên trăng.
Nguyễn Huệ bảo: “Ta đánh trận này lớn lắm. Ai không đánh
ở lại cùng ta xem đánh”
Lịch sử ngày xưa, có giống tựa trang này?
Khi Nguyến Huệ cầm hoả hổ có thấy hồn Tổ quốc mênh
mang như ta cưỡi nghin thiết giáp
Và những biên đội oai hùng giết giặc giữa trời mây?
Cha ông xưa có bao giờ bố trí các binh đoàn trên vạn đỉnh
Trường Sơn, dọc bờ Đông Hải,
Tên Tổ quốc vang ngoài bờ cõi
Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng
Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại
Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.
Ôi hôm nay ta mới hiểu thêm về Tổ quốc
Ta đồng thời với những gì Nguyễn Du chửa đồng thời,
Nguyễn Trãi chửa đồng thời
Dù các anh là đỉnh cao dân tộc
Dù thơ phú hàng hàng châu ngọc
Nhưng “ngọc” thì nói sao được sắt thép, máu xương, bùn đất đẻ ra đời?
Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều, bờ tre,
mái rạ…
Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo.
Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan, cò lả
Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo…
Nay ta phát giác ra Tổ quốc ở thế oai hùng, thế mạnh…
Dân tộc bốn nghìn năm cứ mỗi lúc hỏi: “Hoà hay đánh, đánh hay hoà?” Luôn luôn trả lời: “Quyết đánh”.
Lịch sử có lúc là thời gian êm ả trôi xuôi. Và thời gian nay đẩy lên thành lịch sử bão bùng…
Lịch sử đi từng bước khổng lồ không đi rón rén
Cái tinh-tế-cỏ-hoa tạm thời chưa nghĩ đến
Vì ta đang tính tới triệu sinh mệnh con người vạn khoảnh non sông.
Ôi mới ngày nào đây, người chiến sĩ ở cầu Bạch Hổ kia chỉ
còn trên tay viên đạn cuối cùng
Không phải ba viên, không phải hai viên, mà chỉ một thôi,
mở đường cho đồng đội
Mà nay ta đập vạn phát đại bác xuống đầu thù cho một mũi tấn công
Những binh đoàn nguỵ tan vèo trong lửa khói.
Ta nuôi, nuôi, nuôi… sức lực ta trong bóng đêm, trong lòng
đất biết bao nhiêu ngày.
Những năm tháng cần cù như vỉa than đen, như nhựa khoanh
cây, như bà mẹ chửa
Giọt mồ hôi không ánh sáng, những giọt máu vô danh này nào ai có hay
Cho đến lúc cháy thành nghìn trận lửa.
Ôi, chú bé trong thai, chú bé thực diệu kỳ
Viên đạn bắn vào thai, chú cứ ngủ yên trong bọc hồng và lớn bổng
Xé màn đêm, kìa chú đã chào đời, tiếng khóc oe oe
Tinh huyết ấy, cố nhiên là Phù Đổng.
Cái thai! Cái thai… Tôi nói gì? Ta sống những năm viên
đạn nặng hơn người.
Nhiệm vụ thơ nặng hơn trang giấy, các tài thơ.
Cái thai nặng hơn bà mẹ.
Mẹ quặn những cơn đau chín khúc trăm hồi
Nhưng nay đẻ xong rồi thì mẹ khoẻ.
Ních-xơn! Ta đứng lên, đối chọi cùng mày.
Người chân đất ăn rau cùng tên cường quốc nghin tỷ đôla đối chọi.
Trái tim chọi với những tử ngoại, là de, chư hầu, thuỷ lôi, hạm đội.
Mày ở bên kia, ta ở bên này.
Cả hai miền vứt lá nguỵ trang hoá thành một Việt Nam
thanh thiên bạch nhật giữa ban ngày.
Có phải bốn nghìn năm dân ta đã đợi
Kẻ thù chính của mình và diệt nó nơi đây?
Cuộc chạm chán tất nhiên! Cuộc đương đầu không tránh né
Ta là ta, mà cũng là nghìn triệu người ký thác trong ta.
Ta thắng thế, thế đi lên, chủ động mở cửa cho bình minh, cho thế kỷ.
Và mày thế bóng tối, thế đi xuống lụi tàn, đế quốc hoá ra ma…
VI
Ta biết ơn những dòng máu người xưa đã đổ
Càng yêu những người hôm nay cùng ta một tháng một
năm một ngày lịch sử
Vì ta lên những tuyến đầu
Ai hiểu hết non cao và sẵn sàng dẫm đạp non cao: chính họ.
Ai hiểu nghìn sông sâu và vượt mọi sông sâu: cũng họ.
Ai động lòng vì một tiếng trẻ khóc nôn nao
Mà gác bỏ ngoài tai nghìn tấn nổ?
Ai yêu Tổ quốc bốn nghìn năm, say hào quang vũ trụ
Nhưng trong một phút sẵn sàng xả thân để chỉ giữ một thân cầu.
Ta biết ơn tài năng, trí tuệ Việt Nam ta
Máu ta thắp nên thiên tài quân sự ấy
Mỗi bước ngoặt đường vòng, Đảng lại mở lối ra
Ta có nghìn cách tấn công và nổi dậy.
Ta chấp nhận chiến tranh và tìm ra quy luật chiến tranh
Giết thú rừng và tìm ra cách vào rừng diệt tất cả loài hổ dữ.
Tỉnh ra trong vinh quang, vết máu của mình
Mổ xẻ từ những Điện Biên, Đống Đa đến cả những vết sẹo
cơn đau trong lịch sử.
Có chiến công nào ngày xưa đẹp tựa chiến công này
Ta phối hợp binh chủng với núi sông, vũ khí với lòng người
trong hoà âm bát ngát.
Chiến trường này im lặng. Chiến trường kia nổi nhạc,
Một khúc dạo thôi, đã biết mấy thiên tài.
“Chống gậy lên non xem trận địa”.
Ta dàn quân theo thế trận Bác Hồ
Đi chót vót núi sông vẫn trong tầm mắt Bác
Bác dạy thế tiến công ngay từ buổi chơi cờ.
Bác dạy ta vững tin vào sức mạnh nhân dân
Cái bể ấy chỉ ai tin thì mới hiểu
Bình Đinh, Kontum… hôm qua im mà nay hoá sóng thần.
Đáy thẳm giấu bao điều kỳ diệu.
Nhớ năm nao ta ngỡ sức kiệt rồi khi lấy hạt muối cuối cùng nuôi cán bộ.
Ta mất hết, còn gì đâu! Còn lại cái anh hùng,
Từ gốc ấy, bỗng xuân về chớm nở
Bỗng xanh trời, rừng lộc biếc xanh um…
Những người dân chưa đến gò Đống Đa, chưa đọc Nguyễn Du, chưa thăm mộ vua Hùng
Nhưng chân đất của họ làm trăm cứ điểm thù sụp vỡ
Họ là nhân dân: phá tất cả và xây nên tất cả.
Mảnh đất này còn nóng bỏng lửa Quang Trung.
Tên giặc già Ních-xơn mày chạy như đèn cù giật gấu vá vai.
Quảng Trị, Thừa Thiên. Kontum, An Lộc…
Sụp mảng bên trong vỡ tuyến bên ngoài.
Mày cháy hạm tàu, mày tiêu đô đốc,
Nay “thiết” quân hàm, mai “phong” quân luật.
Thăng chức tướng ngu, cách chức tướng tài,
Mặt trận chính ở phía nào Chúa hỡi!
Câu hỏi ấy, chẳng Chúa nào đáp nổi
Máu hộc ra ở đâu, thì chết chính đấy rồi.
Ních-xơn mày đã tỉnh ra chưa trong hơi bom và tiếng nổ của mày
Cái tên điên lấy các bắp thịt mình ra làm huyền thoại.
Từng ngắm vinh quang méo xệch của mày trong những lòng yếu hèn như chiếc gương phóng đại
Đợi đấy, rồi mày sẽ tỉnh cơn say.
Chúa tể trị vì của mày chỉ còn có lửa và bom
Pháp lý cuối cùng, ngữ ngôn duy nhất
Mày nổ vỡ cuồng điên để thấy mình có mặt
Gầm rít hư không không thể cứu mày còn.
VII
Ta chỉ còn một con đường duy nhất thôi: đánh Mỹ.
Đế quốc Ních-xơn! Mày là gì mà người ta sợ thế?
Mày là ai? Mà ta tránh đương đầu!
Thời đại này không ai trị mày sao?
Thế giới không thể để mặc cho bầy điên ngự trị
Ta có thể sống chăng, nếu Chúa trời là Quỷ Vương, và công lý
Chúng vứt theo xe như vứt giẻ bên đường.
Dù qua trăm ải máu hiểm nghèo, nghìn vực thẳm đau thương,
Những đeo gian lao, cửa quan khổ ải
Ta kiên quyết diệt mày không sợ hãi
Ta đánh Mỹ không tính năm, tính tháng, tính ngày
Không tính vết thương! Chỉ nhớ điều này
Chết không thoả, nếu đang còn Mỹ nguỵ
Ta đánh mày hân hoan như sinh đẻ
Và thiêng liêng như xây dựng những kỳ đài
Một tác phẩm nghìn năm có cứu được đời
Bằng viên đạn bắn vào đầu tên ác quỷ!
Ta đánh như em bé chết ngạt dưới hầm trong trận B.52 bảo ta đánh thế
Ta là người chồng có vợ hoá ra than tro đang lao tới diệt mày.
Máu thấm đã lâu, máu thấm đã dày
Dẫu được một phút giết mày ta chẳng nghĩ
Ta đánh mày bằng giá nào ư? Bằng bất cứ giá nào
Bằng cách nào ư? cách nào đánh được mày, ta đánh tốt
Thức ta đánh mày như bản năng, như sấm chớp
Ngủ ta mơ thấy giết mày ở giữa chiêm bao.
Ta đánh mày bằng những đòn hiểm ác nhất ở nơi mày đau nhất
Mày có đau thì mới thoả lòng ta
Đừng có ai bảo ta phải có lòng từ bi của Phật xuất gia
Máu làm Phật cũng phải cầm lấy súng gươm mà đánh giặc.
Cả đất nước cường tráng lên vì giết được mày
Trong lại mắt người, hồng lên chân lý.
Luận điểm lại sáng ngời như lộc biếc đầu cây
Cờ rất đỏ như ở đời thịnh trị.
Ta đánh trận này khôi phục lòng tin
Ních-xơn mơ thấy cái ráng máu báo hiệu hoàng hôn nhân loại
Không thể để những thằng điên doạ hắm doạ già bằng những cơn điên.
Điên cho mấy, quật roi thì tỉnh lại.
Đánh! Ta có sau ta sức hậu thuẫn loài người
Thế giới đang thiếu Ních-xơn thắng nôm ra tro. Thế giới
đang mạnh tay xé tan cờ của Mỹ!
Đưa Ních-xơn lên ghế điện đi! Ném Ních-xơn xuống Hải Phòng
đi cho nó biết mùi.
Diệt đế quốc! Tiếng thét ấy là lời ca thế kỷ.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dân tộc ta đã lên những đỉnh
anh hùng Điện Biên, Hàm Tử, Chi Lăng…
Thời đại bảo: phải lên cao hơn nữa.
Lên đến chỗ mỗi tấc núi sông thành thơ và hoá sử
Các thế hệ nhìn chỗ ta đứng lúc này như những hải đăng.
Đánh! Vì ta mang trong ta phẩm chất Bác Hồ.
Trên tất cả Bác là vị tướng.
Đánh! Không gì quý hơn độc lập tự do
Di chúc Bác là cờ trận trỏ đường chỉ hướng.
Thời cơ đã đến rồi
Ta nắm lấy thời cơ.
Tháng 5-1972